LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao: Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao:
      Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
3 trả lời
Hỏi chi tiết
923
2
1
Ngọc Linh
04/01/2022 16:06:44
+5đ tặng

Dân tộc ta có một kho tàng ca dao, dân ca vô cùng đồ sộ, uyên bác. Trong đó chứa đựng rất nhiều đạo lý được ông cha ta dùng để nhắn nhủ con cháu đời sau. Trong đó, có rất nhiều câu ca dao nói về tình anh em trong gia đình, tiêu biểu là câu ca dao:

"Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

Câu ca dao được dùng để nhắn nhủ với con cháu đời sau về cách ứng xử giữa những người anh em cùng gia đình. Nhưng không hề khô khan, mà còn rất nhịp nhàng. Trong câu đầu, đã xuất hiện biện pháp tu từ so sánh. Người anh và người em ruột thịt được ví như tay và chân. Đây là cách so sánh rất gần gũi và tự nhiên. Chân và tay là hai bộ phận rất quan trọng của con người. Chúng phối hợp nhuần nhuyễn với nhau giúp con người sinh hoạt và lao động. Nếu thiếu một trong hai, hoặc không phối hợp với nhau thì con người sẽ gặp khó khăn khi làm việc. Anh em cũng vậy. Trong cuộc sống, những người anh em có cùng chung máu thịt, luôn có nhau, giúp đỡ, phối hợp với nhau trong cuộc sống.

Từ đó, ông cha nhắn nhủ đến chúng ta rằng: anh em với nhau thì phải luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc nhau. Không phân biệt sang hèn. Bởi đó là thứ tình cảm gia đình, máu thịt vô cùng thiêng liêng. Là anh em thì không được căm ghét, xem thường hay xa lánh nhau. Dù anh em của mình có nghèo khó, ốm đau cũng không được khinh khi, bỏ mặc.

Lời dạy thấm thía ấy của cha ông ta vẫn luôn được nhân dân ta vận dụng nhuần nhuyễn. Bao đời nay, nhân dân ta vẫn luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, với tinh thần tương thân tương ái. Tuy nhiên, vẫn có một số ít cá nhân chưa thấm nhuần được đạo lí này. CÒn có hành động chưa đúng mực, cần phải thay đổi ngay.

Trong mỗi gia đình, tình anh em luôn là tình cảm đáng quý và cần được trân trọng. Giống như ông cha ta đã dạy: "Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Di nino
04/01/2022 16:06:47
+4đ tặng
Dân tộc ta có một kho tàng ca dao, dân ca vô cùng đồ sộ, uyên bác. Trong đó chứa đựng rất nhiều đạo lý được ông cha ta dùng để nhắn nhủ con cháu đời sau. Trong đócó rất nhiều câu ca dao nói về tình anh em trong gia đình, tiêu biểu là câu ca dao:

"Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

Câu ca dao được dùng để nhắn nhủ với con cháu đời sau về cách ứng xử giữa những người anh em cùng gia đình. Nhưng không hề khô khan, mà còn rất nhịp nhàng. Trong câu đầu, đã xuất hiện biện pháp tu từ so sánh. Người anh và người em ruột thịt được ví như tay và chân. Đây là cách so sánh rất gần gũi và tự nhiên. Chân và tay là hai bộ phận rất quan trọng của con người. Chúng phối hợp nhuần nhuyễn với nhau giúp con người sinh hoạt và lao động. Nếu thiếu một trong hai, hoặc không phối hợp với nhau thì con người sẽ gặp khó khăn khi làm việc. Anh em cũng vậy. Trong cuộc sống, những người anh em có cùng chung máu thịt, luôn có nhau, giúp đỡ, phối hợp với nhau trong cuộc sống.

Từ đó, ông cha nhắn nhủ đến chúng ta rằng: anh em với nhau thì phải luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc nhau. Không phân biệt sang hèn. Bởi đó là thứ tình cảm gia đình, máu thịt vô cùng thiêng liêng. Là anh em thì không được căm ghét, xem thường hay xa lánh nhau. Dù anh em của mình có nghèo khó, ốm đau cũng không được khinh khi, bỏ mặc.

Lời dạy thấm thía ấy của cha ông ta vẫn luôn được nhân dân ta vận dụng nhuần nhuyễn. Bao đời nay, nhân dân ta vẫn luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, với tinh thần tương thân tương ái. Tuy nhiên, vẫn có một số ít cá nhân chưa thấm nhuần được đạo lí này. CÒn có hành động chưa đúng mực, cần phải thay đổi ngay.

Trong mỗi gia đình, tình anh em luôn là tình cảm đáng quý và cần được trân trọng. Giống như ông cha ta đã dạy: "Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần".

3
0
Lê Yến Nhi
04/01/2022 16:07:49
+3đ tặng

Tham khảo!

Khi vừa được học câu tục ngữ này, em cảm thấy nó vô cùng sâu sắc và thấm thía. Đã là anh em một nhà, theo em, không phải trợ giúp anh em của mình về "tất cả mọi mặt", mà câu tục ngữ này chỉ ra cho chũng ta rằng trong bất kì hoàn cảnh hay trường hợp nào cũng không được quên mất ng anh em, và lúc nào cần thì chúng ta hãy sẵn lòng mở lòng mình và giúp đỡ. Trong nhiều gia đình, rất nhiều trường hợp anh em họ ghen ghét, ghen tức với hoàn cảnh hoặc công việc hoặc bất kì cái j của ng anh em của mình, họ cảm giác mình kém cỏi hơn, vì vậy anh em một nhà lại hóa "người dưng". Vì vậy, câu tục ngữ sâu sắc này được cha ông ta truyền lại có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc mà ta cần phải ghi nhớ, rút ra cho bản thân mình:Tránh vì món lợi của cá nhân bản thân, hay vì ghen tức với người anh em của mình, để mà từ người quen, người thân thiết với mình, bỗng trở thành người dưng.
Chúc bạn học tốt!
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư