Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy trình bày cấu tạo đặc điểm và ứng dụng của mối ghép đinh tán

Hãy trình bày cấu tạo đặc điểm và ứng dụng của mối ghép đinh tán, mối ghép bằng ren và khớp tịnh tiến.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
858
1
1
Thu Giang
04/01/2022 21:22:49
+5đ tặng

Cấu tạo mối ghép ren
Mối ghép bu lông, ghép 2 chi tiết bằng: Bu lông, Vòng đệm, Đai ốc
=>Để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp 
Mối ghép vít cấy, ghép 2 chi tiết bằng: Vít cấy, Vòng đệm, Đai ốc
=> Với những chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn
Mối ghép đinh vít, ghép 2 chi tiết bằng: Đinh vít
=>Với những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ
* Mối ghép bằng đinh tán 
- Hình thành khi ghép, thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.

- Ứng dụng khi:

+ Vật liệu tấm ghép không được hàn hoặc khó hàn.

+ Mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao (như nồi hơi).

+ Mối ghép phải chụi được lực lớn và chấn động mạnh..

+ Mối ghép bằng đinh tán được ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục , các dụng cụ sinh hoạt gia đình..
khớp tịnh tiến
Cấu tạo của khớp tịnh tiến là có pittông và xilanh có rãnh trượt và sống trượt
Đặc điểm là mọi điểm trên vật Tịnh Tiến có chuyển động giống hệt nhau quỹ đạo chuyển động vận tốc ,ma sát lớn làm cản trở chuyển động để giảm ma sát người ta sử dụng vật liệu chịu mài mòn các bề mặt được làm bóng và thường được bôi trơn bằng dầu mỡ
ứng dụngKhớp tịnh tiến thường đc dùng chủ yếu trong cơ cấu biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và ngược lại

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đàm Linh
04/01/2022 21:23:34
+4đ tặng
 

Mối ghép bằng đinh tán

a) Cấu tạo mối ghép

   Cấu tạo mối ghép:

   - Gồm hai chi tiết được ghép và đinh tán (Chi tiết ghép).

   - Chi tiết được ghép thường ở dạng tấm.

   - Đinh tán: Là chi tiết hình trụ một đầu có mũ đã được làm sẵn (Hình chỏm cầu hay hình nón cụt).

 

b) Đặc điểm và ứng dụng

   Mối ghép đinh tán thường được dùng khi:

   - Vật liệu ghép không hàn được hoặc khó hàn.

   - Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao (Như nồi hơi ...).

   - Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh.

   Ứng dụng: Được dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ gia đình …

2. Mối ghép bằng hàn

a) Khái niệm

   Là mối hàn không tháo được, khi hàn người ta làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết lại với nhau, hoặc được kết dính với nhau bằng vật liệu nóng chảy khác như thiếc hàn.

   Tùy theo trạng thái nung nóng kim loại ở chỗ tiếp xúc ta có:

   - Hàn nóng chảy: Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung nóng tới trạng thái chảy.

   - Hàn áp lực: Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái dẻo sau đó dùng lực ép chúng kết dính lại với nhau.

   - Hàn thiếc (Hàn mềm): Chi tiết được hàn ở thể rắn, thiếc hàn được nung nòng chảy làm dính kết kim loại với nhau.

 

b) Đặc điểm và ứng dụng

   So với mối ghép bằng đinh tán thì mối ghép hàn được hình thành trong thời gian ngắn hơn, tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành (vì thời gian chuẩn bị ít) nhưng có nhược điểm là dễ bị nứt, giòn và chịu lực kém.

   Mối ghép hàn dùng để tạo ra các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong công nghiệp điện tử.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo