Từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên" em hãy viết đoạn văn từ (6 – 8 dòng) nói lên suy nghĩ của dế Mèn về bài học đầu tiên của mìnhDế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này.
Từ văn bản "Lao xao ngày hè" em hãy viết đoạn văn (từ 6-8 dòng ) giới thiệu về quê hương quê emVăn bản “Lao xao ngày hè” đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc về bức tranh thiên nhiên nơi làng quê. Thời gian chớm hè đã tới, vạn vật như đổi cho mình chiếc áo mới. Hương thơm của những loài hoa như hoa lan, hoa giẻ, hoa móng rồng cùng với sắc màu của ong bướm như quyện vào nhau, tạo nên vẻ đẹp thật trong trẻo, êm dịu. Cùng với đó là thế giới của các loài chim ác, chim hiền hiện lên thật sinh động, giàu sức sống. Tác giả Duy Khán không chỉ giúp người đọc hình dung được bức tranh thiên nhiên làng quê mà còn về về thế giới loài chim - tập quán của chúng trong tự nhiên. Vẻ đẹp của làng quê còn hiện ra qua “hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng…”. Những hình ảnh, sự vật rất quen thuộc nơi làng quê Việt Nam. Có thể thấy rằng nếu không có sự quan sát tinh tế và tình yêu thiên nhiên nồng nàn thì có lẽ thi sĩ đã không thể viết được bài thơ hay như vậy. Bài thơ cũng gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.