Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, trang 701, NXB Văn hóa – Thông tin, 1999): “Gạch ngang dt. Dấu (–), dài hơn gạch nối; thường dùng để tách riêng ra thành phần chú thích thêm trong câu; viết ghép một tổ hợp hai hay nhiều tên riêng, hai hay nhiều số cụ thể; đặt ở đầu dòng nhằm viết các phần liệt kê, các lời đồi thoại; còn gọi là Dấu gạch ngang”.
Một vài vấn đề nảy sinh và lưu ý: Không nhầm giữa dấu gạch ngang với đường gạch ngang (gạch thành một đường dài, ngang). Phân biệt dấu gạch ngang giữa (–) với dấu gạch ngang dưới (_). Có lẽ do dấu gạch ngang dưới ít được sử dụng trong thực tế nên người ta thường dùng dấu gạch ngang thay cho cách gọi đầy đủ là: dấu gạch ngang giữa. (?)
Theo Đại từ điển tiếng Việt, (Nguyễn Như Ý chủ biên, trang 701, NXB Văn hóa – Thông tin, 1999): “Gạch nối dt. Dấu (-), ngắn hơn gạch ngang; thường dùng để nối những thành tố đã được viết rời của từ đa tiết phiên âm; còn gọi là Dấu gạch nối”.
Cần chú ý phân biệt dấu gạch nối với dấu nối trong âm nhạc (không có chữ gạch) – Dấu nối – dấu nhạc có hình cung nối hai hay nhiều nốt cùng cao độ, cùng tên, chỉ sự kéo dài trường độ của một âm.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |