Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng gì của ông Hai

     “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng chừng như không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

     Có thật không hở bác? Hay chỉ tại…”

Câu 1. Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng gì của ông Hai? Vì sao ông lại có tâm trạng ấy ?

Câu 2. Hãy chỉ ra các từ láy trong đoạn trích? Nêu tác dụng.

Câu 3. Câu nói của ông Hai “ Hay là chỉ lại…” vi phạm phương châm hội thoại nào?

Câu 4: Dựa vào đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu làm sáng tỏ tâm trạng ông Hai. Trong đoạn văn sử dụng 1 câu ghép, 1 câu bị động.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
224
1
0
Hunter
05/01/2022 21:44:50
+5đ tặng
1. Đoạn văn viết về tâm trạng của ông Hai khi nghe được tin làng Chợ Dầu mình theo giặc
 
2. Thành phần biệt lập: tưởng như. Đây là thành phần tình thái
 
3. Dấu chấm lửng có tác dụng:
 - Đánh dấu lời nói ngập ngừng, đứt quãng của ông Hai.
 - Qua đó thể hiện tâm trạng: hoài nghi, ngờ ngợ của ông Hai trước cái tin làng Chợ Dầu theo Tây.
 
4. Tác phẩm " Làng" của Kim Lân đã khắc họa hình tượng nhân vật ông Hai là một nông dân cần cù, chất phác, có tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng thủy chung, son sắt.Truyện kể về ông Hai - người nông dân yêu làng tha thiết nhưng phải đi tản cư và chính ở nơi này, ta thấy được vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật được bộc lộ. Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách.Đó là tin làng Chợ Dầu lập tề theo giặc. Tin làng chợ Dầu theo Tây giồng như " một gáo nước lạnh" làm tắt ngấm ngọn lửa yêu làng bấy lâu trong lòng ông Hai. Tin đến đột ngột bất ngờ khiến cho ông choáng váng " tưởng như không thở được" tưởng như tai nghe nhầm. Nhưng rồi nghe rõ tên người tên làng khiến cho ông Hai xấu hổ. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, mặt tê rân rân. Ông lão lặng hẳn đi, tưởng như không thể được". Không ngạc nhiên, sững sờ sao được khi ông luôn yêu quý và tự hào về làng chợ Dầu: bà con trong xóm, cây lúa ngoài đồng- ai, cái gì cũng tốt cả mà bây giờ cơ sự lại xảy ra đến mức "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi". Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt.Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng. Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ . Và rồi niềm tin của ông Hai trở thành hiện thực khi ông nhận được tin làng cải chính. Lòng kiêu hãnh của ông trở lại thói quen khoe tin làng không theo Tây khoe cả nhà bị Tây đốt. Trong lời khoe ấy vẻ đẹp nhân vật ông Hai nhận ra lòng tự trọng coi danh dự của làng quê hơn tài sản của mình.Đọc xong truyện ngắn Làng nhưng tinh thần, vẻ đẹp của nhân vật ông Hai, của người nông dân thì để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư