LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia cho thành phần nào nhiều nhất

Câu 1: Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia cho thành phần nào nhiều nhất ?

A. Dòng tộc của mình.

B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

C. Phân đều cho mọi người.

D. Những người thân trong gia đình.

Câu 2: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:

A. Địa chủ và nông dân

B. Chủ nô và nô lệ

C. Lãnh chúa và nông nô

D. tư sản và nông dân

Câu 3: Kinh tế của lãnh địa mang tính chất gì?

A. Buôn bán trao đổi với lãnh địa khác

B. Tự cung, tự cấp.

C. Phụ thuộc vào thành thị.

D. Nông dân vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công.

Câu 4: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội?

A. Nô lệ.

B. Nông dân.

C. Nô lệ và nông dân.

D. Tất cả các ý

Câu 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc - man tràn xuống xâm chiếm ?

A. Cuối thể kỉ IV.

B. Đầu thế kỉ IV.

C. Cuối thế kỉ V.
D. Đầu thể kỉ  V.

Câu 6: Lãnh địa phong kiến là gì?

A. Vùng đất rộng lớn của nông dân

B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến

C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô

D. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự

Câu 7: Trong lãnh địa ai là người có quyền lực cao nhất?

A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh

B. Lãnh chúa phong kiến

C. Quý tộc địa chủ và nông nô, nô tì

D. Lãnh chú phong kiến và nông dân lĩnh canh

Câu 8:  Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?

A. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.

B. Nông nô phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác.

C. Nông nô phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa.

D. Cũng giống như nô lệ, nông nô không có quyền xây dựng gia đình riêng.

Câu 9: Cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu ?

A. Tăng lữ, quý tộc.

B. Công nhân, quý tộc.

C. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.

D. Thương nhân, quý tộc.

Câu 10: Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?

A. Đi-a-xơ
B. Va-xcô đơ ga-ma
C. Cô-lôm-bô.
D. Ph Ma-gien-lan
Câu 11: Ai là người đến châu Mĩ đầu tiên nhưng lại cho rằng đó là Ấn Độ
A. Ph.ma-gien-lan
B. Cô-lôm-bô
C. Đi-a-xơ
D. Va-xcô đơ ga-ma

Câu 12: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?

A. Ấn Độ và các nước phương Đông.

B. Trung Quốc và các nước phương Đông.

C. Nhật Bản và các nước phương Đông.

D. Ấn Độ và các nước phương Tây.

Câu 13:  Để kỉ niệm chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên, hiện nay nơi nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan?

A. Mũi cực nam của nam mĩ.
B. Mũi cực nam của châu phi.
C. Eo biển giữa châu á và bắc mĩ
D. Eo biển giữa châu âu và châu á.

Câu 14: Nước Anh trước đây gọi là Vương quốc gì?

A. Ăng-glô Xắc-xông.               

B. Tây Gốt.

C. Đông Gốt.

D. Phơ-răng.

Câu 15: Cuộc phát kiến địa lí đầu tiên được tiến hành vào thế kỉ nào?

A. Thế kỉ XIV
B. Thế kỉ XV
C. Thế kỉ XVI
D. Thế kỉ XVII

Câu 16: Ai là người đầu tiên đã đến được Ấn Độ bằng đường biển?

A. đi-a-xơ
B. Va-xcôdơ ga-ma
C. Cô-lôm-bô
D. Ph.ma-gien-lan.

Câu 17: Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ

A. quân chủ trung ương tập quyền

B. phong kiến phân quyền

C. quân chủ lập hiến

D. quân chủ đại nghị 

Câu 18: Đê Đỉnh Nhĩ là gì? 

A. Đê đắp từ đầu nguồn đến cửa biển 

B. Đê đắp ngang cửa biển

 C. Đê đắp ở đầu nguồn đến cuối sông

 D. Đê đắp ở sông lớn và các nhánh sông

Câu 19: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?

A. Chế độ Thái thượng hoàng.
B. Chế độ lập Thái tử sớm.
C. Chế độ nhiều Hoàng hậu.
D. Chế độ Nhiếp chính vương.

Câu 20: Quân ở làng xã gọi là gì?

A. Phiên binh
B. Chính binh
C. Cấm binh
D. Hương binh

Câu 21: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, ai là người tự giương cao lá cờ: “Phá cường địch, báo hoàng ân”?

A. Trần Quốc Tuấn.
B. Phạm Ngũ Lão.
C. Trần Khánh Dư.
D. Trần Quốc Toản.
Câu 22: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Trần Bình Trọng.
C. Trần Quốc Toản.
D. Trần Thủ Độ.
Câu 23: Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?
A. Trần Quốc Tuấn
B. Trần Quốc Toản
C. Trần Quang Khải
D. Trần Khánh Dư
Câu 24: Ngày 29 - 1 - 1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta, đó là ngày gì?
A. Quân mông cổ bị đánh ở đông bộ đầu.
B. Quân mông cô thua trận, phải rời khỏi thăng long. 
C. Quân mông cô gặp khó khăn ở thăng long.
D. Quân mông cổ bị đánh ở vạn kiếp.

Câu 25: Tầng lớp nào trong xã hội thời Trần có nhiều ruộng đất để lập điền trang, thái ấp?

A. Vương hâu, quý tộc.

B. Địa chủ.

C. Nông dân.

D. Nông dân tham gia kháng chiến.

Câu 26: Những công trình kiến trúc nổi tiếng nào đã được xây dựng vào thời Trần?

A. Tháp Phổ Minh, chùa một cột

B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô

C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ

D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương

Câu 27: Tại sao văn học thời Trần đậm đặc tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc?

A. do nền kinh tế phát triển. tinh thần tự cường của dân tộc dâng cao

B. do đất nước liên tục phải đương đầu và đều đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù

C. di nền văn hóa dân tộc được xây dựng và phát triển mạnh mẽ

D. do Đại Việt vươn lên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á

Câu 28: Vì sao dưới thời Trần địa vị chính trị của Nho giáo ngày càng nâng cao?

A. nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị

A. đạo Phật lấn át quyền của nhà vua

C. nhân dân không ủng hộ đạo Phật

D. ảnh hưởng của đạo giáo và Phật giáo giảm dần

Câu 29: Năm 1400 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
a. Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên nắm quyền
b. Nhà Hồ kháng chiến chống quân Minh
c. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi lập nên nhà Hồ
d. Hồ Quý Ly thực hiện thanh trừng quý tộc Trần
Câu 30: Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa) gắn với sự kiện nào?
A. Chiến tranh giữa các thế lực của quý tộc nhà trần với lực lượng của hồ quý ly.
B. Hồ Quý Ly phế truất vua trần và lên làm vua, lập ra nhà hồ.
C. Hồ Quý Ly thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
D. Nhà Minh chuẩn bị xâm lược, hồ quý ly cho gấp rút xây dựng thành nhà hồ.
Câu 31: Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách gì trong lĩnh vực cải cách tài chính?
A. Ban hành chính sách hạn điền, hạn nô
B. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng
C. Hạn chế nô tì của quý tộc, quan lại, vương hầu
D. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục
Câu 32: Tên gọi của nước ta dưới thờ Hồ là gì?
A. Đại Việt
B. Đại Nam
C. Đại Ngu
D. Đại Cồ Việt
Câu 33: Nội dung nào không là điểm tiến bộ trong cải cách của Hồ Quý Ly?
A. Hạn chế tập trung ruộng đất trong tay địa chủ
B. Tăng cường quyền lực của chính quyền trung ương
C. Đưa ra nhiều cải cách văn hóa, giáo dục tiến bộ
D. Giải phóng nô tì và nông nô
Câu 34: Về những cải cách của Hồ Quý Ly, nhận xét nào sau đây không chính xác?
A. Cải cách đồng bộ, táo bạo
B. Đánh đúng vào những vấn đề cơ bản của đất nước
C. Một số chính sách chưa được thực hiện triệt để
D. Giúp đại việt thoát khỏi khủng hoảng và nguy cơ bị xâm lược
Câu 35: Đâu không là lý do Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền?
A. Đảm bảo ruộng đất cho nông dân, ổn định tình hình xã hội
B. Làm suy yếu thế lực kinh tế của quý tộc trần
C. Đảm bảo nguồn thu tô thuế của nhà nước
D. Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất
Câu 36: Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vào năm nào?
A. Năm 1399
B. Năm 1400
C. Năm 1401
D. Năm 1402
Câu 37: Nhận xét nào không đúng khi nói về các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn)?
A. Lãnh đạo là các quý tộc nhà hồ
B. Có sự thống nhất trên phạm vi cả nước
C. Diễn ra liên tục trên phạm vi rộng lớn
D. Đều bị đàn áp đẫm máu
Câu 38: Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống ách thống trị của nhà Minh?
A. Nhà minh không thực hiện lời hứa khôi phục nhà trần
B. Chính sách cai trị tàn bạo của nhà minh
C. Sự phục hồi lực lượng của các quý tộc trần
D. Tranh thủ cơ hội chính quyền minh suy yếu
Câu 39: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"
Hai câu thơ trên phản ánh điều gì?
A. Chính sách cai trị tàn bạo của quân minh
B. Sự phản bội của một số binh lính
C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta
D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta
Câu 40:  Vì sao các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân xâm lược Minh lại thất bại?
A. Do nhà trần đã suy sụp và nhân dân không muốn tầng lớp quý tộc nhà trần tiếp tục lãnh đạo đất nước.
B. Do sự mất đoàn kết của những người lãnh đạo, không tập hợp được đông đảo nhân dân cả nước tham gia.
C. Những người lãnh đạo bất tài.
D. Có người tạo phản, bán đứng cuộc khởi nghĩa.

Câu 41: Lãnh chúa phong kiến được hình thành tư các tầng lớp nào của xã hội? 

A. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất.

B.Tướng lĩnh quân sự và quý tộc có nhiều ruộng đất.

C. Nô lệ được giải phóng.

D. Tất cả các thành phần trên.

Câu 42: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là:

A. Nông dân tự do

B. Nô lệ

C. Nông nô

D. Lãnh chúa

Câu 43: Vương quốc Phơ-răng sau này phát triển thành nước nào?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Tây Ban Nha.

D. I-ta-li-a

Câu 44: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào?

A. Tăng lữ quỹ tộc và nông dân.

B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Địa chủ và nông dân.

Câu 45: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu là gì?

A. Lãnh địa

B. Dân Phường thủ công.

C. Làng xã.

D. Tỉnh.

Câu 46: Lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng phần đất đai nào trong lãnh địa

A. Đất đai xung quanh lâu dài gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy

B. Đất đai bên ngoài lãnh địa

C. Đất đai của lãnh địa khác

D. Đất đai trong nhà thờ

Câu 47: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?

A. Dân số gia tăng.

B. Sự xâm nhập của người Giéc-man.

C. Công cụ sản xuất được cải tiến.

D. Kinh tế hàng hóa phát triển

Câu 48: Quá trình phong kiến hóa ở châu Âu có nội dung gì?

A. Hình thành các lãnh địa phong kiến.

B. Quý tộc trở thành lãnh chúa

C. Nô lệ và nông dân trở thành nông nô

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 49: Ai là người tìm ra châu Mĩ ?

A. Va-xcô đơ Ga-ma.

B. Cô-lôm-bô.

C. Ma-gien-lan.

D. Tất cả các nhà thám hiểm trên.

Câu 50: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?

A. Vua quan, quý tộc.

B. Tướng lĩnh quân đội.

C. Thương nhân, quý tộc.

D. Quý tộc, tăng lữ.

Câu 51: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?

A. Ấn Độ và các nước phương Đông.

B. Trung Quốc và các nước phương Đông.

C. Nhật Bản và các nước phương Đông.

D. Ấn Độ và các nước phương Tây.

Câu 52: Cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu ?

A. Tăng lữ, quý tộc.

B. Công nhân, quý tộc.

C. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.

D. Thương nhân, quý tộc.

Câu 53: Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?

A. B. Đi-a-xơ
 B. Va-xcô đơ Ga-ma
C. C. Cô-lôm-bô.
D. Ph. Ma-gien-lan

Câu 54: Cuộc phát kiến địa lí đầu tiên được tiến hành vào thế kỉ nào?

A. Thế kỉ XIV
B. Thế kỉ XV
C. Thế kỉ XVI
D. Thế kỉ XVII

Câu 55: Ai là người đến châu Mĩ đầu tiên nhưng lại cho rằng đó là Ấn Độ

A. Ph.Ma-gien-lan
B. Cô-lôm-bô
C. Đi-a-xơ
D. Va-xcô đơ Ga-ma

Câu 56: Ai là người đầu tiên đã đến được Ấn Độ bằng đường biển?

A. B đi-a-xơ
B. Va-xcôdơ Ga-ma
C. Cô-lôm-bô
D. Ph.Ma-gien-lan.
Câu 57: Hình thức phân phong tước hiệu và ruộng đất cho quý tộc dưới thời Trần được gọi là?
A. Phong vương hầu, ban lộc điền
B. Phong vương hầu, ban thực ấp thực phong
 C. Phong vương hầu, ban thái ấp
 D. Phong vương hầu, ban điền trang
Câu 58: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi và phát triển kinh tế?
A. Tích cực khai hoang
B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kiênh
C. Lập điền trang
D. Tất cả các câu trên đúng
Câu 59: Những ai được tuyển chọn vào cấm quân?
A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần
B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi
C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu
D. Trai tráng con em quan lại trong triều
Câu 60: Điền trang là gì?
A. Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có.
B. Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có.
C. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có.
D. Là ruộng đất công của Nhà nước cho nông dân thuê cày cấy.
Câu 61: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?
A. Trả lại thư ngay
B. Bắt giam vào ngục.
C. Tỏ thái độ giảng hoà.
D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.
Câu 62: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt
A. Thoát Hoan.
B. Ô Mã Nhi.
C. Hốt Tất Liệt.
D. Ngột Lương Hợp Thai.
Câu 63: Bài “Hịch tướng sĩ”của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào?
A. Kháng chiến chống quân nguyên lần thứ nhất.
B. Kháng chiến chống quân nguyên lần thứ hai.
C. Kháng chiến chống quân nguyên lần thứ ba.
D. Cả ba thời kì trên.
Câu 64: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào khi quân Mông Cô vào Thăng Long?
A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ thăng long.
B. “vườn không nhà trống”.
C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.
D. Câu b và c đúng.
Câu 65: Ai la thầy giáo, nhà Nho dưới thời Trần được triều đình trọng dụng nhất?
A. Trương hán siêu.
B. Chu văn an.
C. Đoàn nhữ hài.
D. Phạm sư mạnh.
Câu 66: Cơ quan chuyên viết sử thời Trần có tên là gì?
A. Quốc sử quán
B. Quốc sử viện
C. Ngự sử đài
D. Hàn lâm viện
Câu 67: Thời Trần, nhà nước độc quyền quản lí nghề thủ công nào?
A. Chế tạo vũ khí
B. Dệt vải
C. Đúc đồng
D. Làm giấy
Câu 68: Biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là:
A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao.
B. các nhà nho được nhiều bổng lộc.
C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
D. các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều.

 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
241
1
0
ngoc anh
06/01/2022 08:01:05
+5đ tặng
C1:B ;  C2:C ; C3:B ; C4:C ; C5:C ; C6:B ; C7:B ; C8:D ; C9:D C10:D
    dài quá nên mik giải tới đây thôi sorry bn mik bận lm BT nx

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư