Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy kể tên những chuyện dân gian ở Cà Mau

Em hãy kể tên những chuyện dân gian ở Cà Mau?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.840
5
0
Hiển
09/01/2022 15:09:24
+5đ tặng

Nguyên mẫu cuộc đời

Nhân vật nguyên mẫu của Bác Ba Phi là nghệ nhân Nguyễn Long Phi (1884-1964). Ông vốn là một nông dân tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, vốn có khiếu kể chuyện rất phong phú và đặc sắc, được nhiều người ưa thích.

Di ảnh nghệ nhân Nguyễn Long Phi (1884-1964)

Ông sinh năm 1884 tại tỉnh Đồng Tháp, là con trai trưởng trong gia đình có năm anh em nên nếu gọi đúng phải là Hai Phi. Vì loạn lạc nên cả gia đình phải bỏ xứ đi và cuối cùng dừng chân, lập nghiệp ở tận vùng đất giáp biển Cà Mau. Năm đó Hai Phi chỉ mới được 10 tuổi. Vì gia đình quá nghèo nên từ nhỏ ông phải đi cày thuê để nuôi tám người em nhỏ. Khi 15 tuổi, mẹ ông qua đời, ông trở thành một lao động chính trong gia đình. Tuy cuộc sống cơ cực, ban ngày phải đi khẩn hoang, cày cuốc ruộng vườn, nhưng đến ban đêm, ông thường tham gia tụ họp đờn ca, và được bà con trong xóm mê tiếng ca và nể trọng tính tình vui vẻ, bộc trực, khẳng khái, đặc biệt là những câu chuyện kể và cách kể truyện lôi cuốn người nghe của ông.

Năm lên 18 tuổi, ông Hai Phi bị Pháp bắt đi làm phu, rồi sau đó bị đưa sang nước ngoài làm lính lê dương. Được mấy năm thì ông trốn về Thái Lan, rồi lần mò về rừng U Minh này sống cho đến khi qua đời

Vốn làm tá điền cho Hương quản Tế - một địa chủ giàu có vùng Bảy Ghe, ông được Hương quản Tế hứa gả cô con gái là Ba Lữ với điều kiện phải làm công trong ba năm. Nhờ sức chịu thương chịu khó, nên sau ba năm thì ông cưới được vợ. Hương quản Tế rất yêu thương người con rể này và đã cắt chia cho vợ chồng Ba Phi khá nhiều đất. Cộng với sự cần cù sẵn có, ông đã ra sức khai khẩn phần đất được chia thành đồng ruộng cò bay thẳng cánh. Kể từ lúc cưới vợ, mọi người đều gọi ông căn cứ vào thứ của vợ nên cái tên Ba Phi xuất hiện và... chết danh cho đến bây giờ.

Hai người lấy nhau một thời gian mà không có con, vì vậy bà Ba Lữ đã đứng ra cưới vợ hai cho chồng. Bà này sinh được một người con trai là Nguyễn Tứ Hải. Không rõ vì lý do gì mà khi Nguyễn Tứ Hải mới ba tuổi, bà đã gửi con cho chồng rồi về quê ở Mỹ Tho cho đến lúc qua đời. Ông Nguyễn Tứ Hải về sau lập gia đình với bà Nguyễn Thị Anh, sinh hạ một người con trai – cháu đích tôn của bác Ba Phi – tên là Nguyễn Quốc Trị. Trong những câu chuyện của bác Ba Phi thì đây chính là nhân vật thằng Đậu nổi tiếng. Và cũng có thành ngữ "Tệ như vợ (thằng) Đậu" được dùng để chỉ những người vụng về.

Về sau bác Ba Phi cưới thêm vợ ba. Bà tên Chăm, là người dân tộc Khmer. Bà sinh được hai đứa con gái.

Bác Ba Phi qua đời tại rừng U Minh Hạ, nay là ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Phần mộ của ông được đặt giữa hai ngôi mộ của bà Ba Lữ và bà Chăm tại ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải nằm ở một góc rừng U Minh Hạ.

Hiện nay, khu nhà và mộ phần của bác Ba Phi được xây dựng thành tuyến du lịch văn hóa của tỉnh Cà Mau.

Mộ phần của Bác Ba Phi tại Cà Mau

Những nét đặc sắc văn học

Bác Ba Phi thuộc lớp hậu duệ của những tiền nhân đi khai mở đất rừng U Minh. Cả quãng đời, mà đặc biệt là thời tuổi trẻ của bác Ba Phi, là quá trình khai phá đất rừng U Minh nguyên sinh, vốn rất hào phóng mà cũng lắm khắc nghiệt. Với tinh thần khai phá, tính lạc quan yêu đời, thế giới quan của ông hiện ra thật sinh động và đáng yêu.

Những câu chuyện kể của ông, truyện nào cũng mang lại cho người nghe trước hết là tiếng cười sảng khoái, mượt mà âm sắc trào lộng, rất đặc hiệu Ba Phi, đồng thời nó còn ẩn chứa tính hào hùng của lớp người đi mở đất, tính cách đặc trưng Nam Bộ, lòng yêu thương thiên nhiên và con người.

Cho đến tận ngày ông qua đời, không có một văn bản nào chính thức có ghi chép lại những câu chuyện do ông kể, kể cả người trong thân tộc ông. Những câu chuyện kể của bác Ba Phi là những câu chuyện truyền miệng. Tuy nhiên, nó cũng đầy đủ hình thức cấu trúc văn học: mở đề, thắt nút và kết thúc. Một mặt, nó cũng hao hao một loại tiểu thuyết chương, hồi rút gọn, dù có đảo lộn trật tự thế nào cũng giữ được ý nghĩa và tính xuyên suốt của những câu chuyện kể độc lập.

Những câu chuyện của bác Ba Phi, do tính chất "truyền miệng", vì vậy thường bị "biên tập" hoặc "hiệu chỉnh" lại trong quá trình câu truyện "lưu lạc". Thêm vào đó, cũng có không ít những câu chuyện do người khác sáng tác, nhưng vẫn lấy danh xưng bác Ba Phi.

Một số câu chuyện của bác Ba Phi

 

Nếp dẻo

"Gần tết năm đó,bác ba Phi cùng cháu ông và con chó mực đi đến nhà ông Hai Móm ở đầu xóm chơi. Thấy khách đến nhà, nên ông Hai Móm mới lấy bánh ít lên đãi khách. Vì là chủ nhà nên ông ăn trước, nhưng khi ông Hai ăn bánh thi không thấy nói gì nữa mà chỉ ra hiệu cho bác Ba Phi ăn bánh. Do bánh ít quá dính nên bác ba phi phải gỡ một lúc mới ra, nhưng mạnh tay quá làm văng luôn miếng bánh dính lên cây cột nhà. Con chó mực thấy vậy liền nhảy lên táp miếng bột. Tức thì con chó dính luôn lên cây cột. Ông hai thấy vậy mắc cười quá, cười phá lên làm văng luôn miếng bánh trong miệng ra. Miếng bánh văng trúng luôn bàn thờ kèm theo là hàm răng giả cua ông Hai, con chó thấy vậy bay qua táp miếng bánh trên tủ thờ và táp luôn hàm răng gia của ông Hai Móm.

Cọp xay lúa

"Đêm hôm đó, lúc tôi đang xay lúa, bỗng nghe hơi cọp, liền biết "ông thầy" đang rình bên ngoài. Nhờ biết trước, tôi vừa xay lúa vừa thủ thế. Quả nhiên, trong chớp mắt cọp nhào vô chụp tôi. Tôi liền né sang bên. Cọp lỡ đà vướng hai chân trước vào giằng xay. Thế là nó sa đà theo vòng quay của cái cối đang quay. Thấy vậy, tôi hối "Bả" xúc lúa đổ vào cối. Đợi cho tới lúc cọp xay hết 20 giạ lúa, tôi liền hét lên một tiếng thật to: "Cọp"! Nó hoảng quá, đâm đầu chạy tuốt ra rừng. Từ đó về sau cọp "bỏ tật" bắt người ăn thịt".

Câu ếch

"Năm rồi, trời sa mưa đầu mùa, ếch kêu khắp bốn phía, đâu đâu cũng có tiếng "uệch uệch". Chỉ riêng trong vườn nhà tôi có một tiếng ếch rất đặc biệt, nó kêu đến cảm thấy thèm ăn thịt ếch mà ngủ không yên. Tôi biết đây là loại "ếch bà".

Sáng hôm sau, tôi bắt một con vịt mới nở làm mồi, trong khi tôi thả con mồi chưa tới mặt nước thì con ếch từ trong hang ló ra; nó lắc đầu lia lịa rồi ngồi chờ ở miệng hang.

Tôi biết con ếch này đòi ăn mồi lớn, tôi bắt con vịt mái đẻ ra câu. Vừa trông thấy con mồi, con ếch gật đầu liên tiếp mấy cái rồi hớp nước súc miệng. Xong, ếch khoát tay ra hiệu cho tôi thả con vịt mái xuống. Thế là ếch đưa hai tay ra đón con mồi đưa thẳng vào mồm.

Đợi cho ếch nuốt mồi xong, tôi giật mạnh một phát. Té ra, hàng cau của tôi gãy liền một lúc đến 3 cây, con ếch thì vẫn nằm yên tại chỗ. Còn sợi nhợ câu lúc này căng thẳng tối đa. Thấy vậy, tôi ngồi xuống khảy vào sợi nhợ ấy mà ca luôn 6 câu vọng cổ".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
7
Nguyễn Nguyễn
09/01/2022 15:09:34
+4đ tặng
Bác Ba Phi
Bác Ba Phi là một nhân vật trong dân gian được viết thành tiểu thuyết của nhà văn Anh Động. Ông là nhân vật chính trong những câu chuyện kể về cuộc sống sinh hoạt thường ngày nhưng được cường điệu quá đáng (như rắn tát cá, chọi đá làm máy bay rơi, leo cây ớt té gãy chân...) và được trình bày một cách tự nhiên khiến người nghe hoàn toàn bất ngờ và bật cười. Ông là nhân vật cận đại nhất trong lịch sử kho tàng truyện trạng (nói dóc) của văn học Việt Nam.
7
3
rén
09/01/2022 15:09:41
+3đ tặng
Nguyên mẫu cuộc đời

Nhân vật nguyên mẫu của Bác Ba Phi là nghệ nhân Nguyễn Long Phi (1884-1964). Ông vốn là một nông dân tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, vốn có khiếu kể chuyện rất phong phú và đặc sắc, được nhiều người ưa thích.

Di ảnh nghệ nhân Nguyễn Long Phi (1884-1964)

Ông sinh năm 1884 tại tỉnh Đồng Tháp, là con trai trưởng trong gia đình có năm anh em nên nếu gọi đúng phải là Hai Phi. Vì loạn lạc nên cả gia đình phải bỏ xứ đi và cuối cùng dừng chân, lập nghiệp ở tận vùng đất giáp biển Cà Mau. Năm đó Hai Phi chỉ mới được 10 tuổi. Vì gia đình quá nghèo nên từ nhỏ ông phải đi cày thuê để nuôi tám người em nhỏ. Khi 15 tuổi, mẹ ông qua đời, ông trở thành một lao động chính trong gia đình. Tuy cuộc sống cơ cực, ban ngày phải đi khẩn hoang, cày cuốc ruộng vườn, nhưng đến ban đêm, ông thường tham gia tụ họp đờn ca, và được bà con trong xóm mê tiếng ca và nể trọng tính tình vui vẻ, bộc trực, khẳng khái, đặc biệt là những câu chuyện kể và cách kể truyện lôi cuốn người nghe của ông.

Năm lên 18 tuổi, ông Hai Phi bị Pháp bắt đi làm phu, rồi sau đó bị đưa sang nước ngoài làm lính lê dương. Được mấy năm thì ông trốn về Thái Lan, rồi lần mò về rừng U Minh này sống cho đến khi qua đời

Vốn làm tá điền cho Hương quản Tế - một địa chủ giàu có vùng Bảy Ghe, ông được Hương quản Tế hứa gả cô con gái là Ba Lữ với điều kiện phải làm công trong ba năm. Nhờ sức chịu thương chịu khó, nên sau ba năm thì ông cưới được vợ. Hương quản Tế rất yêu thương người con rể này và đã cắt chia cho vợ chồng Ba Phi khá nhiều đất. Cộng với sự cần cù sẵn có, ông đã ra sức khai khẩn phần đất được chia thành đồng ruộng cò bay thẳng cánh. Kể từ lúc cưới vợ, mọi người đều gọi ông căn cứ vào thứ của vợ nên cái tên Ba Phi xuất hiện và... chết danh cho đến bây giờ.

Hai người lấy nhau một thời gian mà không có con, vì vậy bà Ba Lữ đã đứng ra cưới vợ hai cho chồng. Bà này sinh được một người con trai là Nguyễn Tứ Hải. Không rõ vì lý do gì mà khi Nguyễn Tứ Hải mới ba tuổi, bà đã gửi con cho chồng rồi về quê ở Mỹ Tho cho đến lúc qua đời. Ông Nguyễn Tứ Hải về sau lập gia đình với bà Nguyễn Thị Anh, sinh hạ một người con trai – cháu đích tôn của bác Ba Phi – tên là Nguyễn Quốc Trị. Trong những câu chuyện của bác Ba Phi thì đây chính là nhân vật thằng Đậu nổi tiếng. Và cũng có thành ngữ "Tệ như vợ (thằng) Đậu" được dùng để chỉ những người vụng về.

Về sau bác Ba Phi cưới thêm vợ ba. Bà tên Chăm, là người dân tộc Khmer. Bà sinh được hai đứa con gái.

Bác Ba Phi qua đời tại rừng U Minh Hạ, nay là ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Phần mộ của ông được đặt giữa hai ngôi mộ của bà Ba Lữ và bà Chăm tại ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải nằm ở một góc rừng U Minh Hạ.

Hiện nay, khu nhà và mộ phần của bác Ba Phi được xây dựng thành tuyến du lịch văn hóa của tỉnh Cà Mau.

Mộ phần của Bác Ba Phi tại Cà Mau

Những nét đặc sắc văn học

Bác Ba Phi thuộc lớp hậu duệ của những tiền nhân đi khai mở đất rừng U Minh. Cả quãng đời, mà đặc biệt là thời tuổi trẻ của bác Ba Phi, là quá trình khai phá đất rừng U Minh nguyên sinh, vốn rất hào phóng mà cũng lắm khắc nghiệt. Với tinh thần khai phá, tính lạc quan yêu đời, thế giới quan của ông hiện ra thật sinh động và đáng yêu.

Những câu chuyện kể của ông, truyện nào cũng mang lại cho người nghe trước hết là tiếng cười sảng khoái, mượt mà âm sắc trào lộng, rất đặc hiệu Ba Phi, đồng thời nó còn ẩn chứa tính hào hùng của lớp người đi mở đất, tính cách đặc trưng Nam Bộ, lòng yêu thương thiên nhiên và con người.

Cho đến tận ngày ông qua đời, không có một văn bản nào chính thức có ghi chép lại những câu chuyện do ông kể, kể cả người trong thân tộc ông. Những câu chuyện kể của bác Ba Phi là những câu chuyện truyền miệng. Tuy nhiên, nó cũng đầy đủ hình thức cấu trúc văn học: mở đề, thắt nút và kết thúc. Một mặt, nó cũng hao hao một loại tiểu thuyết chương, hồi rút gọn, dù có đảo lộn trật tự thế nào cũng giữ được ý nghĩa và tính xuyên suốt của những câu chuyện kể độc lập.

Những câu chuyện của bác Ba Phi, do tính chất "truyền miệng", vì vậy thường bị "biên tập" hoặc "hiệu chỉnh" lại trong quá trình câu truyện "lưu lạc". Thêm vào đó, cũng có không ít những câu chuyện do người khác sáng tác, nhưng vẫn lấy danh xưng bác Ba Phi.

Một số câu chuyện của bác Ba Phi

 
4
1
Mèo cute iu màu hồng
09/01/2022 15:10:49
+2đ tặng

Vùng đất Cà Mau mới được người Việt khai phá khoảng 300 năm. Sự ổn định dân cư tương đối muộn màng so với nhiều vùng miền trong cả nước. Vì vậy, trong đời sống dân gian, những câu chuyện kể, truyền thuyết, giai thoại về tự nhiên và con người vẫn còn mang đậm dấu ấn của thời kỳ khai hoang, mở cõi. 

Một trong những chủ đề được lưu truyền trong dân gian nhiều nhất, và đa dạng nhất đó là các giai thoại về cọp. Có thể nói, loài cọp là mối đe dọa kinh hoàng nhất đối với cuộc sống con người ở những vùng đất mới, mà cọp ở Cà Mau vốn nổi tiếng hung dữ “Cọp Cà Mau, hàu Đá Bạc”, nỗi lo sợ đến mức ám ảnh, dân gian không dám gọi thẳng tên “con cọp” mà phải gọi khác đi theo cách cung kính: “ông Thầy”, “ông Hổ”, “ông Ba mươi”, “ông Làng”, “Hương quản”, “Hia cọp”… Để yên ổn làm ăn, dân làng phải thường xuyên dùng lễ vật (heo sống, thịt trâu, thịt bò) để cúng tế cọp, thậm chí một số nơi còn lập miếu thờ cọp. Ngày nay ở một số đình làng vẫn còn những bệ thờ, miếu thờ hoặc bình phong đắp nổi hình cọp được người dân hương khói thường xuyên.

 

Con cọp từ động vật hoang dã trong thiên nhiên đã đi vào đời sống tâm linh của người Cà Mau qua nghi thức thờ cúng trong những đình, chùa, miếu và những nơi thờ tự cộng đồng. Bên cạnh đó, con cọp cũng trở nên gần gũi với đời sống dân gian qua những câu chuyện kể về cọp, trong đó được lưu truyền nhiều nhất là chuyện “Cọp xay lúa” của Bác Ba Phi; chuyện cọp vật, cọp bắt trẻ con ở Cái Bát; chuyện cọp trả ơn, cọp đi tu ở phường 4, Cà Mau (Tháp Cậu, Chùa Phật Tổ); chuyện bà mụ đỡ đẻ cho cọp… 

Câu chuyện về “bà mụ trời” đỡ đẻ cho cọp được nhiều sách, báo, tài liệu đề cập. Nội dung câu chuyện về “bà mụ trời” xảy ra ở “Rạch Bần, quận Cái Nước” được nhiều tài liệu dẫn lại theo cách gọi địa danh ngày trước, đó là chuyện kể về một bà mụ có tài đỡ đẻ nổi tiếng trong vùng, một hôm bị con cọp bắt đi vào rừng, bà sợ quá ngất đi, đến khi tỉnh dậy thì thấy đang ở trong một cái hang cọp, có con cọp cái đang trở dạ, bằng kinh nghiệm đỡ đẻ của mình, bà biết đây là ca sinh khó, bà ngay lập tức đến giúp đỡ con cọp cái, sau khi “mẹ tròn, con vuông” thì bà cũng mệt quá thiếp đi, lúc tỉnh dậy thì thấy mình đã được cõng về nhà. Khi đó bà mới biết con cọp đực đã tìm đến nhờ bà đỡ đẻ cho cọp cái. Dân gian còn đồn đại rằng từ đó về sau, con cọp đực thỉnh thoảng lại bắt heo rừng đến đặt trước cửa nhà để trả ơn cho bà.

Nghề mụ vườn (đỡ đẻ theo kinh nghiệm dân gian) ngày trước rất phổ biến, nhất là trong điều kiện y học chưa phát triển, hầu như vùng nào cũng có những bà mụ vườn - một số địa phương đã hình thành địa danh “rạch bà mụ”, “kinh bà mụ”, “xóm bà mụ”… nhưng chuyện đỡ đẻ cho cọp là chuyện hết sức đặc biệt, vì vậy dân gian gọi là “mụ trời” hàm ý do trời sai xuống (thiên mụ) để giúp đỡ con người, đồng thời cũng thể hiện ước vọng chinh phục thiên nhiên, chinh phục những thế lực đáng sợ nhất trong tự nhiên (như loài cọp). Có lẽ vì vậy, câu chuyện về “bà mụ trời” với nhiều dị bản khác nhau đã được lưu truyền khắp nơi, trong tỉnh Cà Mau và cả những địa phương khác như: Long An, Tiền Giang, Đồng Nai…

Trong quá trình nghiên cứu điền dã ở Cà Mau, chúng tôi đã tiếp cận một câu chuyện có thật về “bà mụ trời” ở ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. Theo các cụ cao niên trong vùng này, thì “bà mụ trời” tên thật là Trần Thị Đệ, sống vào khoảng giữa thế kỷ 19, là vợ ông Huỳnh Văn Tưởng. Bà Đệ là một mụ vườn nổi tiếng trong vùng và thường xuyên được nhân dân địa phương và dân làng các vùng lân cận đến rước đi đỡ đẻ, đặc biệt là những ca đẻ khó.

Ông Huỳnh Văn Liêm (sinh năm 1949) là cháu sơ (đời thứ 5) của ông Huỳnh Văn Tưởng và bà Trần Thị Đệ kể lại, lúc còn nhỏ ông thường nghe kể về chuyện đỡ đẻ cho cọp của bà sơ. Ngày trước dân địa phương thường cất nhà sàn bằng cây nhum, cây kè (loài cây có nhiều ở địa phương) để chống ngập nước và chống thú dữ, vì các gia đình trong vùng hay bị cọp đến quấy phá và bắt gia súc. Một hôm bà Trần Thị Đệ sau khi đi đỡ đẻ về nhà thì nghe tiếng cọp hộc ngoài hè, bà liền cầm đuốc tới xem thì bị con cọp lớn lao tới chụp bắt bà tha vào rừng, hàng xóm kéo nhau đi tìm, tưởng bà đã chết nên chuẩn bị đám tang. 

Đến ngày hôm sau người ta thấy bà trở về nhà, hỏi ra mới biết con cọp tha bà vào rừng để đỡ đẻ cho cọp cái. Chưa hết bất ngờ thì sáng hôm sau nữa lại thấy ai đem con heo trắng khoảng 80kg đến chỗ gốc cây xoài trước sân, người nhà thấy vậy đi hỏi thăm khắp xóm thì cách đó khoảng 2km có một gia đình vừa bị cọp vào bắt mất heo, sau khi trả heo về cho chủ, dân làng bèn lập một ngôi miếu nhỏ để thờ, cầu mong cọp đừng đến quấy phá dân làng. Ngày nay, ngôi miếu này vẫn còn ở địa phương, bên trong có đắp nổi hình cọp trắng ở tư thế đứng nhìn ra, phía trước có đắp nổi hình đôi hạc đứng chầu và đôi câu đối: “Sơn tộc quần hùng giai thinh lịnh; Quân hầu thọ mệnh đái tư quyền”.

 Câu chuyện về bà Trần Thị Đệ đỡ đẻ cho cọp, cũng như tiếng tăm, đức độ của bà đã lan truyền trong dân gian, khu vực ngã ba sông nơi gia tộc bà sinh sống đã trở thành địa danh Ngã ba Bà Đệ, là nơi tiếp giáp giữa sông Bạch Ngưu ở đoạn chảy qua xã Tân Lộc và kinh Giồng Kè chảy ra Tắc Thủ. Ngày trước chỗ ngã ba này có dòng nước xoáy rất nguy hiểm, xuồng ghe đi qua đây thường gặp nạn nên dân thương hồ có lệ cúng vái cẩn thận khi đi ngang qua khu vực này.

Bên bờ sông còn có một ngôi đình cổ kính là Đình thần Tân Lộc, được Vua Tự Đức sắc phong vào năm Nhâm Tý -1852 (Tự Đức ngũ niên), dân địa phương quen gọi là “Đình Bà Đệ”. Vào các ngày 16 và 17 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại Đình Bà Đệ có tổ chức lễ hội Kỳ Yên, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, bá tánh an cư lạc nghiệp. Trong lễ hội Kỳ Yên có nghi thức rước sắc thần rất trang nghiêm. Các vị hương chức, hội tề (12 vị) thực hiện các nghi thức cúng bái để thỉnh sắc từ nơi lưu giữ đến Đình và tổ chức khán sắc (mở sắc ra xem) cho quan khách, nhân dân địa phương cùng xem và lên đèn thắp hương thành kính. Sau các nghi thức lễ là trò chơi dân gian được đông đảo người dân địa phương tham gia hưởng ứng. 

Ngày nay, khu mộ của bà Trần Thị Đệ và gia tộc họ Huỳnh vẫn được con cháu chăm nom thường xuyên. Khu mộ nằm bên bờ sông gần Ngã ba Bà Đệ (thuộc ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) như chứng minh cho một câu chuyện ly kỳ nhưng có thật từ buổi đầu khai phá vùng đất mới. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×