Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 6
10/01/2022 08:00:27

Nhân hóa là gì? Cho ví dụ

Mn giúp mik với ạ
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
• 1. Nhân hóa là gì? Cho ví dụ.
• 2.So sánh là gì? Cho ví dụ.
• 3. Ấn dụ là gì? Cho ví dụ.
• 4. Thế nào là truyện truyền thuyết? Kể ra 1
truyện mà em đã học.
5. Thế nào là truyện cổ tích? Kế ra 1 truyện
em đã học.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
444
3
0
T H A
10/01/2022 08:05:50
+5đ tặng
Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.
VD:Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
Ẩn dụ là thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói
VD:Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Khái niệm truyền thuyết: truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.
VD: Sơn Tinh , Thủy Tinh

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
hgthu
10/01/2022 08:09:48
+4đ tặng
1. Phép tu từ nhân hóa là việc dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó. Từ đó khiến sự vật, hiện tượng đó trở nên hấp dẫn, sinh động và gần gũi hơn.
Ví dụ: chị sáo sậu, chú dế mèn, ông mặt trời, bác chim ri…


2.So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

3.Dựa trên định nghĩa được nêu ra trong sách giáo khoa, có thể hiểu đơn giản ẩn dụ là việc gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng kia dựa trên điểm tương đồng. Từ đó giúp hình ảnh trong câu thơ, câu văn trở nên giàu sức gợi hình, gợi cảm hơn.
Ví dụ: Dưới trăng quyên đã gọi hè

4. Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử,  những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện ...
              ( Văn mình sẽ để phần khác hoặc vào phần chat )

5. Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.
                                        ( Văn mình để phần riêng )

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo