Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích cảnh cho chữ trong truyền ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân

Phân tích cảnh cho chữ trong truyền ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
79
1
0
Thuận An
11/01/2022 08:58:30
+5đ tặng
12.

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Một con người mang cái tôi rất "ngông" và đặc biệt hơn cả chính là một cây bút đầy tài hoa và uyên bác. Tác phẩm Chữ Người Tử Tù được đánh giá như một đóa hoa rực rỡ giữa vườn hoa đầy hương sắc của đời văn Nguyễn Tuân. Khép lại thêm chuyện cùng cảnh hay nhất, đẹp nhất ,một cảnh cho chữ trước nay chưa từng có.
Đầu tiên là Không gian và thời gian cho chữ.Với một nhà nho khi viết chữ sẽ viết ở nơi thư phòng hay một nơi thoáng đãng, phong cảnh hữu tình,ở một nơi mà tâm hồn người nghệ sĩ có thể bay bổng,nhấc lên những nét khoáng đạt đầy phong vị. Nhưng ở đây Huấn Cao cho chữ trong một buồng giam chật hẹp đầy gò bó. Mặt đất ẩm ướt với những rơm rạ, đầy hôi thối từ phân gián và phân chuột, tường giam giăng kín những mạng nhện, một không khí đầy khói tỏa như đám cháy nhà.Một không gian quá khác xa những gì mà tất cả mọi người tưởng tượng về một cảnh cho chữ. Tâm hồn một nhà nho khi cho chữ phải thanh tịnh, không vướng bận mới có thể đem bút thành nét đẹp diệu kỳ của nghệ thuật thư pháp. Vì thế mà họ thường cho chữ vào những buổi sáng sớm hay lúc hoàng hôn, khi mà tâm hồn ta cảm thấy yên bình thanh thản. Huấn Cao thì ngược lại ,ông cho chữ vào lúc nửa đêm, khi trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ vọng canh. Trong cái tối tăm, lạnh lẽo ấy bỗng sáng lên ngọn đuốc soi cho những đường nghệ thuật hiện lên trên vuông lụa trắng. Một không gian, một thời gian chưa từng có của cảnh cho chữ nhưng nét chữ vẫn đậm tô mang cả khí phách của một đời con người,con người vừa là anh hùng vừa là một người nghệ sĩ.
Một điều đặc biệt chưa từng có, người cho chữ là một tử tù sắp phải chịu án chém, người nhận chữ lại là người coi tù. Một bên là đại diện cho tầng lớp nhân dân bị bóc lột nặng nề, lại đại diện cho triều đình phong kiến. Trên bình diện xã hội, họ hoàn toàn đối lập, trên bình diện nghệ thuật họ chính là một tri âm, tri kỉ những giờ cuối cùng của cuộc đời. Người coi tù có tấm lòng " biệt nhỡn liên tài", kẻ tử tù có cái tài xuất chúng trong thiên hạ. Và trong cảnh cho chữ, từ như họ đã hoán đổi vị thế cho nhau. Người cho chữ Huấn Cao rùa cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng phong thái và tư thế vẫn ung dung,đường hoàng,ngẩng cao đầu và tâm hồn vẫn bay bổng để nghệ thuật thăng hoa; như thể ông không ở trong nhà giam chật hẹp tối tăm mà đang đứng giữa núi non hùng vĩ. Viên quản ngục lại khúm núm,run run cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ căng trên mảnh ván, cảm động bái lĩnh người tù trong dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng. Huấn Cao cho chữ viên quản ngục không phải vì Ông là người có quyền cao nhất nhà tù mà vì cảm khái tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" đáng quý trong thiên hạ. Viên quản ngục khúm núm, sợ sệt không phải vì đứng trước một tử tù ngang tàng mà là thái độ kính trọng một người nghệ sĩ, trân quý một tác phẩm nghệ thuật.
Qua cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp trong thời buổi loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ. Đó không chỉ là cái đẹp của nghệ thuật thanh cao,của thú vui tao nhã mang trong đó là linh hồn dân tộc mà còn có cái đẹp của tâm hồn những con người tài hoa bất đắc chí, thiên lương trong sáng vô ngần . Huấn Cao đã lấy thiên lương của mình cảm hóa một thiên lương khác chính là viên quản ngục. Sau khi cho chữ, ông khuyên viên quản ngục hãy thay chốn ở để giữ thiên lương cho lành vững, bảo vệ một "thanh âm trong trẻo" giữa " một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ". đó ta thấy được tấm lòng của người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp và Nguyễn Tuân đã thành công làm sống lại vẻ đẹp của "một thời vang bóng" trong cảnh cho chữ này.
Là một nhà văn, một tâm hồn nghệ thuật lớn với tài năng của mình, Nguyễn Tuân không chỉ khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao còn tạo ra một cảnh cho chữ "xưa nay chưa từng có". Bức thư pháp ấy không chỉ là cái đẹp của nghệ thuật thăng hoa mà còn là cái đẹp của một tâm hồn bay ra khỏi chốn ngục tù để dậm tô những "nét chữ vuông tươi tắn nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người"

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo