Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ngành công nghiệp
Có hai ngành công nghiệp phát triển khá mạnh là thuỷ điện và khai khoáng
- Thuỷ điện: Gồm thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà công suất 1920 MW, thuỷ điện Thác Bà 110 MW và thuỷ điện Sơn La cùng với nhiều thuỷ điện địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước, cung cấp điện năng và phát triển kinh tế .
- Công nghiệp khai khoáng đặc biệt là khai thác than, sắt, kim loại màu, phi kim, … là cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp năng lượng (nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại và một số dự án nhiệt điện đang được triển khai ), công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu (Thái Nguyên), hoá chất (Việt Trì, Bắc Giang ) Ngoài ra công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thực phẩm dựa vào nguồn nguyên liệu của địa phương cũng đang phát triển.
Nông nghiệp
- Cây lương thực sản xuất tập trung ở các cánh đồng ở núi, lúa và ngô là hai loại chính
- Nhờ khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt cộng với đất đai là điều kiện quan trọng để phát triển cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là chè, hồi, một số cây ăn quả. Diện tích sản lượng của cây chè ở Trung du miền núi Bắc giữ vị trí hàng đầu của cả nước (68,8% diện tích và 61,1% sản lượng ) nổi tiếng như chè Mộc Châu, Tân Cương …
- Chăn nuôi: Đàn trâu nuôi ở trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (57,3%), lợn nuôi ở trung du chiếm 22% đàn lợn cả nước (2002)
- Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông – lâm kết hợp góp phần nâng cao đời sống các dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Ngoài ra nuôi trồng thuỷ sản cũng đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
*Khó khăn: Thiếu qui hoạch, thời tiết diễn biến thất thường, chưa chủ động được thị trường…
Dịch vụ
- Giao thông vận tải khá phát triển bằng các hệ thống đường sắt, ô tô, cảng ven biển nối các thành phố thị xã của vùng với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
- Thương mại: vùng có quan hệ trao đổi mua bán lâu đời với các vùng trong nước đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng ,với các nước láng giềng (Lào, Trung Quốc) qua các cửa khẩu biên giới.
- Du lịch cũng là một thế mạnh của vùng, đặc biệt là du lịch hướng về cội nguồn ( Pác Pó, Đền Hùng, Tân Trào…), du lịch sinh thái và văn hoá (vịnh Hạ Long, SaPa, BaBể, Tam Đảo …)
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |