Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về con người nơi phố huyện trong tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Cảm nhận về con người nơi phố huyện trong tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.679
2
1
Nguyễn Trung Sơn
11/01/2022 20:13:32
+5đ tặng

Tác giả Thạch Lam là một thành viên của nhóm “Tự lực văn đoàn”, tuy nhiên ông lại mang một phong cách sáng tác riêng biệt, không thể lẫn lộn với bất cứ nhà văn nào. Lời văn của ông nhẹ nhàng mà sâu sắc, man mác và dìu dặt. Truyện “Hai đứa trẻ” là tiêu biểu cho những câu chuyện không có cốt truyện, mọi thứ được viết bằng chất liệu nhẹ mà sâu lắng. Truyện ngắn đã vẽ lên bức tranh khung cảnh phố huyện nghèo với những mảnh đời tăm tối, lầm lũi trong xã hội.

Sự nhẹ nhàng trong câu chuyện đã làm nên nét độc đáo trong văn của Thạch Lam, ông luôn khiến cho người đọc nhân ra sự tinh tế trong tâm hồn và trong những câu văn. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của hai chị em Liên và An tại phố huyện nghèo với những công việc nhàn nhạt lặp đi lặp lại hàng ngày. Qua cuộc sống của hai chị em cũng như một số nhân vật khác, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc về hoàn cảnh, cuộc sống và những khó khăn mà họ đã trải qua. Khung cảnh phố huyện nghèo hiện lên ở những câu văn đầu tiên “Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa đê gọi buổi chiều…”.

Một buổi chiều tàn, cả cảnh vật và con người đang đắm chìm vào cái buồn man mác của nắng chiều. Khác với những cảnh chiều tàn quen thuộc trong văn học, không có hình ảnh cánh chim bay về tổ hay sự sum vầy đoàn viên, nhưng cảnh chiều vẫn nhuốm thẫm màu buồn. Đó là một phố huyện nghèo nàn, khung cảnh buổi chiều tà trên chợ tàn đã thể hiện rõ điều đó: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn với cát bụi quen thuộc quá khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Chỉ bằng vài câu văn, toàn bộ khung cảnh của một khu phố nghèo lúc ngày tàn đã hiện lên trước mắt người đọc với sự héo úa, tiêu điều, hiu quạnh và ô nhiễm.

Tác giả vẽ nên khung cảnh ấy làm cho người đọc liên tưởng tới chính hiện thực xã hội bấy giờ của miền Bắc nước ta, mọi thứ từ cảnh vật dến con người dường như đều không còn sự sống, chông chênh và mờ nhạt, hằn rõ sự nghèo đói. Khu phố huyện nghèo ấy là một không gian vắng lặng và đìu hiu, bóng tối bom trùm khắp các con ngõ, khắp cảnh vật và cả con người. Bóng tối xuất phát từ nhiều thứ, từ đám mây sắp tàn, rặng tre đen kịt, tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve trong góc nhà,…Bóng tối thật đáng sợ, nó len lỏi và bao trùm lên mọi thứ, cũng giống như số phận và cuộc đời tăm tối của những người dân nơi đây.

Trong cái u ám ấy xuất hiện bóng dáng những đứa trẻ “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất lại tìm tòi…nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được. Liên động lòng nhưng chính chị cũng không có tiền cho chúng”. Bức tranh ấy thật ẩm đạm, éo le và vô cùng chân thực, sự xuất hiện của những con người nghèo khổ đã làm nhân đôi thêm vẻ nghèo và cái khốn khó của mảnh đất nơi đây. Trong phố huyện ấy có nhiều số phận khác nhau, mỗi người được miêu tả với gương mặt và cuộc sống riêng.

Chị Tí mò cua bắt tép cả ngày tối đến vẫn cố mở hàng nước dù “chẳng kiếm được bao nhiêu”, bác phở Siêu cả buổi chẳng bán được đồng nào, hay chính hai chị em Liên đang bán hàng giúp mẹ trong gian hàng nhỏ thuê lại của người khác. Tất cả họ đều đang chung số phận nghèo đói, họ lẳng lặng, cần cù và lặng nhìn theo cái đói nhưng không làm gì được. Kiếp người khổ cực ấy còn được thể hiện rõ hơn ở bà cụ Thi điên, uống rượu say rồi cười khanh khách, lảo đảo đi, khiến người đọc thấm thía và xót xa những kiếp người sống trong uất ức, bức ép, sống dật dờ. Tất cả họ đều mong ngóng và chờ đợi một cái gì đó tươi sáng hơn, mong một chuyến tàu từ Hà Nội về sẽ mang theo sự huyên náo, ồn ào và tấp nập hơn nữa. Chuyến tàu có lẽ chính là ánh sáng của niềm tin, là khát vọng được vươn ra ánh sáng và cuộc đời tốt đẹp hơn của những con người tại nơi phố huyện nghèo này.

 

“Hai đứa trẻ” tuy không phải truyện lên án sâu sắc tới những vấn đề trong xã hội, nhưng chính sự nhẹ nhàng, không gân guốc ấy lại khiến cho người đọc thấy ám ảnh về những mảnh đời và mảnh đất sống trong nghèo nàn, khổ cực, lầm than trong những năm đất nước ta còn chìm trong bom đạn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Hiển
11/01/2022 20:14:05
+4đ tặng

Thạch Lam (1910-1942), là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, là con người có tính cách đôn hậu, điềm đạm và tinh tế thế nên các tác phẩm của ông cũng mang cái vẻ trong sáng, giản dị, thâm trầm và sâu sắc. Ông là nhà văn có biệt tài về truyện ngắn, với nội dung thường khai thác những vẻ đẹp của cuộc sống đời thường bình dị ở không gian phố huyện ven đô ngoại thành, vốn là không gian sống quen thuộc của nhà văn trong thời thơ ấu cơ cực, vất vả tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Những ngày tháng ấy đã trở thành dấu ấn không thể phai mờ, trở thành một không gian nghệ thuật thường xuyên trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của Thạch Lam. Về nghệ thuật, ông thường viết những “truyện không có chuyện”, mà sức hấp dẫn trong tác phẩm của ông là đến từ thế giới nội tâm phức tạp của con người, tác giả cố công đi tìm kiếm những vẻ đẹp tâm hồn với những cái xúc cảm mong manh, mơ hồ và tinh tế. Nét nghệ thuật độc đáo ấy đã khiến cho các tác phẩm của Thạch Lam tựa như những bài thơ trữ tình đượm buồn, dẫu là truyện đấy nhưng nó lại mang trong mình chất thơ vô cùng đậm đặc trong từng câu chữ. Hai đứa trẻ nằm trong tập truyện Nắng trong vườn (1938), là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất mang đầy đủ phong vị sáng tác truyện ngắn theo cách riêng biệt của Thạch Lam. Nội dung chính của tác phẩm là khung cảnh phố huyện và bức tranh tâm hồn của nhân vật Liên với những xúc cảm đặc biệt, sâu sắc nổi bật lên trên cái nền tàn tạ, tối tăm của phố huyện lúc chiều tàn và khi đêm xuống.

Đi vào tác phẩm, điều đầu tiên hiện lên trước mắt độc giả ấy là bức tranh phố huyện lúc chiều tàn, khung cảnh thiên nhiên bắt đầu bằng cái tâm trạng buồn man mác của cô bé Liên trong cái khoảnh khắc ngày tàn, từ đó bức tranh thiên nhiên bắt đầu hiện ra với cái vẻ u buồn, tàn tạ. Không hiểu là cảnh thấm vào hồn người hay là do hồn người lây nhuốm sang cảnh như cụ Nguyễn Du viết “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, chỉ biết rằng cái buồn của cả người và cảnh rất cân đối và hòa quyện nhịp nhàng với nhau, tạo nên một cái màu truyện buồn man mác, buồn nên thơ. Ở trong tác phẩm Thạch Lam đã cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng cả thị giác và thính giác, cứ mỗi câu văn lại mở ra một cảnh mới, câu trước gọi câu sau. Khung cảnh chiều tàn đã được mở ra bằng các âm thanh từ nhỏ đến to dần, đó là “tiếng muỗi đã bắt đầu vo ve” trong cửa hàng hơi tối, xa hơn nữa là “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” và cuối cùng bao trùm cả không gian, báo hiệu chính thức cái thời khắc ngày tàn ấy là “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”. Tất cả những âm thanh ấy, dẫu có ồn ã, làm xáo động không gian đấy, thế nhưng khi cộng hưởng lại trong tác phẩm nó lại không mang đến cảm giác tươi vui náo nhiệt, mà ngược lại nó gợi ra một không gian rất tĩnh lặng, hoang vắng, mang cảm giác buồn man mác của buổi chiều tà. Điều này ít nhiều làm chúng ta liên tưởng đến bút pháp lấy động tả tĩnh trong thơ ca phương Đông, lấy cái động sắc nét để diễn tả cái tĩnh đang bao trùm lên tất thảy. Đó là những cảm nhận về thính giác, về thị giác Thạch Lam trước hết cảm nhận cảnh chiều tàn thông qua những hình ảnh và màu sắc rất đẹp, rất lãng mạn. Đó là cảnh tượng “phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Hai gam màu đỏ rực, ánh hồng đều là những gam màu rực rỡ, sắc nét thông thường đại diện cho sự vui tươi, sáng sủa, thế nhưng trong trường hợp này chúng lại mang đến những xúc cảm hết sức ảm đạm, bởi những màu sắc ấy ở trong cảnh hoàng hôn chính là báo hiệu cho sự lụi tàn một một ngày, là ánh sáng cuối cùng lóe lên trước khi trời tối hẳn, trước khi cái màu đen của bóng tối chính thức bao trùm trên cảnh vật. Các cảm nhận của thị giác không chỉ dừng lại ở các hình ảnh và màu sắc mà nó còn hiện lên một cách rất nghệ thuật, mang phong cách hội họa thông qua đường nét mà tác giả quan sát một cách tỉ mỉ. Cảnh “Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”, mang đến một cảm giác ảm đạm, gợi ra những nhận thức rất rõ rệt về cái khoảnh khắc chuyển giao giữa ngày và đêm, nền trời thì hơi sáng bởi có ánh hoàng hôn, còn lũy tre làng thì tối lại in hằn rõ vệt trên nền trời, như một bức tranh độc đáo với gam màu tối tăm, gợi ra cảm giác ảm đạm, buồn bã vô cùng. Bên cạnh những cảm nhận về thính giác và thị giác, thì bức tranh thiên nhiên buổi chiều tàn còn được gợi ra một cách tinh tế bởi nhịp điệu câu văn chậm rãi, giàu tính nhạc, giàu hình ảnh ảnh, tổng hòa các yếu tố ấy đã tạo nên một khung cảnh êm dịu, thanh bình tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Thêm vào đó, cách miêu tả của Thạch Lam không thiên về tính cầu kỳ kiểu cách mà mang đậm chất giản dị, chân thực, lột tả được cái thần và cái hồn của bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện.

Trên cái nền bức tranh thiên nhiên buổi chiều tàn ấy là bức tranh sinh hoạt của con người nơi phố huyện bao gồm cảnh chợ tàn. Nếu như bức tranh thiên nhiên ở trên được cảm nhận bằng các giác quan là thính giác và thị giác thì ở cảnh chợ tàn tác giả còn cảm nhận bằng cả khứu giác để cho ra những cảm nhận rất sâu sắc và độc đáo. Buổi chợ tàn được tái hiện bằng một âm thanh duy nhất “tiếng ồn ào cũng mất”, trả lại cho phố huyện cái vẻ tĩnh lặng và buồn bã. Bên cạnh đó là hình ảnh “trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía” cùng với cảnh mấy đứa trẻ con tìm bới, nhặt nhạnh những thứ rác rưởi còn sót lại sau buổi chợ, trông vô cùng tội nghiệp, đáng thương, dấy lên trong lòng người nỗi xót xa. Như vậy bức tranh phố huyện lúc chiều tàn nó không chỉ mang vẻ u buồn tịch liêu mà nó còn mang đến một cảm giác tàn tạ, xơ xác và nghèo khổ, để lại một nỗi ám ảnh về cái tối tăm của làng quê Việt Nam thời bấy giờ. Và có lẽ điểm nhấn của cảnh chợ tàn chính là ở những cảm nhận về khứu giác của Thạch Lam “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng đó là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Đó rõ ràng không phải là một thứ mùi thơm tho dễ chịu, thế nhưng trong cảm nhận tinh tế, trong tâm hồn đa cảm của Liên đó lại trở thành thứ mùi rất đỗi quen thuộc, gắn bó, thân thiết, là mùi của quê hương xứ xở, là mùi riêng của buổi chợ tàn, đánh dấu trong ký ức của cô bé những xúc cảm sâu sắc. Và trên nền của cảnh chợ tàn chúng ta sẽ thấy hiện lên cảnh những kiếp người tàn. Từ những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ, còn nhỏ tuổi nhưng đã phải lăn vào cuộc sống mưu sinh khắc khổ, nhặt nhạnh từng cái rác rưởi còn sót lại, cho đến mẹ con chị Tí, ban ngày mò cua bắt tép, tối lại mở một hàng nước chẳng có mấy người ghé mua, sống lay lắt, ảm đạm. Rồi bà cụ Thi hơi điên điên nghiện rượu, với tràng cười ám ảnh, có lẽ bà đã phải trải một cuộc đời đầy đau đớn khổ sở, nên đến cuối đời mới trở nên tàn tạ, xơ xác nhường ấy. Và đến chị em Liên, An cũng là những kiếp người tàn, hai đứa trẻ 8,9 tuổi đầu thôi thế nhưng cũng phải sớm tham gia vào công việc mưu sinh của gia đình, với cái gian hàng xập xệ, tạm bợ. Thấp thoáng sau chị em Liên ấy là bóng dáng của người mẹ vất vả, khổ cực làm công việc buôn gạo nặng nhọc. Điểm chung của tất cả những con người nơi phố huyện ấy là sự nghèo khổ, với cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt, tù túng, bó hẹp, tối tăm và bế tắc. 

Nổi bật trên bức tranh phố huyện với khung cảnh ngày tàn chợ tàn và những kiếp người tàn ấy là bức tranh tâm hồn của nhân vật Liên, nhân vật chính của tác phẩm. Liên là một cô bé có tâm hồn tinh tế và nhạy cảm, điều đó thể hiện qua những thay đổi trong tâm hồn của cô khi chứng kiến biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc ngày tàn. Đầu tiên là trong cảm nhận của Liên về “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng đó là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Trước một cái mùi ngai ngái, khó chịu như vậy nhưng trong cảm nhận của Liên, trong cái tình yêu thương gắn bó dành cho phố huyện, cho cái mảnh đất mà chị đã gắn bó một thời gian thì Liên lại cảm thấy nó thân thuộc, gần gũi, gắn bó và yêu thương vô cùng. Ngoài ra một chi tiết khác cũng thể hiện cái nhạy cảm tinh tế của nhân vật này ấy là cảm giác của cô khi chứng kiến màn đêm đang dần sập xuống trước mắt “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”. Với một đứa trẻ 9 tuổi đầu, có lẽ nỗi buồn là một cái gì đó còn rất đỗi mơ hồ, thế nhưng với Liên, chị lại cảm nhận được một cách thấm thía, cái buồn của cảnh sắc ngày tàn thấm dần vào tâm hồn non nớt của chị, khiến chị suy tư như một con người trưởng thành. Như đã đề cập không biết rằng là cái buồn của cảnh khiến người đổ bóng buồn theo, hay là do vốn dĩ tâm hồn của Liên đã đượm những nỗi buồn nên cảnh ngày tàn mới trở nên vừa ảm đạm, vừa có gì đó rất nên thơ lãng mạn như vậy. Bên cạnh sự tinh tế trong việc cảm nhận cảnh sắc ngày tàn, thì sự nhạy cảm của Liên còn được thể hiện qua tấm lòng nhân hậu, yêu thương của chị đối với những kiếp người tàn nơi phố huyện. Đối với mẹ con chị Tí thì là sự quan tâm, hỏi han là ánh nhìn thương cảm, ái ngại, xót xa cho cuộc sống vất vả của họ thông qua cái cách mà Liên kể về gia cảnh của chị. Rồi với mấy đứa trẻ con ven xóm chợ là lòng thương xót tội nghiệp là cảm giác bất lực vì chính bản thân chị cũng nghèo, chị cũng không thể giúp đỡ gì cho những đứa trẻ tội nghiệp ấy. Hay đối với bà cụ Thi điên điên, với tiếng cười ám ảnh, Liên có chút sợ hãi nhưng chị vẫn dành cụ sự quan tâm, nó không nằm ở lời nói mà đến từ hành động của chị. Cái cách chị rót chút rượu đầy cho bà cụ như một thói quen, thể hiện sự thơm thảo, để tâm của Liên đối với một người già tội nghiệp, đặc biệt là cảnh chị dõi nhìn theo bóng cụ Thi khuất dần vào đêm tối thể hiện sự xót xa, thương cảm cho một kiếp người tàn tạ, khốn khổ. 

0
3
bỏ acc
10/03/2022 14:40:49

Tác giả Thạch Lam là một thành viên của nhóm “Tự lực văn đoàn”, tuy nhiên ông lại mang một phong cách sáng tác riêng biệt, không thể lẫn lộn với bất cứ nhà văn nào. Lời văn của ông nhẹ nhàng mà sâu sắc, man mác và dìu dặt. Truyện “Hai đứa trẻ” là tiêu biểu cho những câu chuyện không có cốt truyện, mọi thứ được viết bằng chất liệu nhẹ mà sâu lắng. Truyện ngắn đã vẽ lên bức tranh khung cảnh phố huyện nghèo với những mảnh đời tăm tối, lầm lũi trong xã hội.

Sự nhẹ nhàng trong câu chuyện đã làm nên nét độc đáo trong văn của Thạch Lam, ông luôn khiến cho người đọc nhân ra sự tinh tế trong tâm hồn và trong những câu văn. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của hai chị em Liên và An tại phố huyện nghèo với những công việc nhàn nhạt lặp đi lặp lại hàng ngày. Qua cuộc sống của hai chị em cũng như một số nhân vật khác, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc về hoàn cảnh, cuộc sống và những khó khăn mà họ đã trải qua. Khung cảnh phố huyện nghèo hiện lên ở những câu văn đầu tiên “Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa đê gọi buổi chiều…”.

Một buổi chiều tàn, cả cảnh vật và con người đang đắm chìm vào cái buồn man mác của nắng chiều. Khác với những cảnh chiều tàn quen thuộc trong văn học, không có hình ảnh cánh chim bay về tổ hay sự sum vầy đoàn viên, nhưng cảnh chiều vẫn nhuốm thẫm màu buồn. Đó là một phố huyện nghèo nàn, khung cảnh buổi chiều tà trên chợ tàn đã thể hiện rõ điều đó: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn với cát bụi quen thuộc quá khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Chỉ bằng vài câu văn, toàn bộ khung cảnh của một khu phố nghèo lúc ngày tàn đã hiện lên trước mắt người đọc với sự héo úa, tiêu điều, hiu quạnh và ô nhiễm.

Tác giả vẽ nên khung cảnh ấy làm cho người đọc liên tưởng tới chính hiện thực xã hội bấy giờ của miền Bắc nước ta, mọi thứ từ cảnh vật dến con người dường như đều không còn sự sống, chông chênh và mờ nhạt, hằn rõ sự nghèo đói. Khu phố huyện nghèo ấy là một không gian vắng lặng và đìu hiu, bóng tối bom trùm khắp các con ngõ, khắp cảnh vật và cả con người. Bóng tối xuất phát từ nhiều thứ, từ đám mây sắp tàn, rặng tre đen kịt, tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve trong góc nhà,…Bóng tối thật đáng sợ, nó len lỏi và bao trùm lên mọi thứ, cũng giống như số phận và cuộc đời tăm tối của những người dân nơi đây.

Trong cái u ám ấy xuất hiện bóng dáng những đứa trẻ “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất lại tìm tòi…nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được. Liên động lòng nhưng chính chị cũng không có tiền cho chúng”. Bức tranh ấy thật ẩm đạm, éo le và vô cùng chân thực, sự xuất hiện của những con người nghèo khổ đã làm nhân đôi thêm vẻ nghèo và cái khốn khó của mảnh đất nơi đây. Trong phố huyện ấy có nhiều số phận khác nhau, mỗi người được miêu tả với gương mặt và cuộc sống riêng.

Chị Tí mò cua bắt tép cả ngày tối đến vẫn cố mở hàng nước dù “chẳng kiếm được bao nhiêu”, bác phở Siêu cả buổi chẳng bán được đồng nào, hay chính hai chị em Liên đang bán hàng giúp mẹ trong gian hàng nhỏ thuê lại của người khác. Tất cả họ đều đang chung số phận nghèo đói, họ lẳng lặng, cần cù và lặng nhìn theo cái đói nhưng không làm gì được. Kiếp người khổ cực ấy còn được thể hiện rõ hơn ở bà cụ Thi điên, uống rượu say rồi cười khanh khách, lảo đảo đi, khiến người đọc thấm thía và xót xa những kiếp người sống trong uất ức, bức ép, sống dật dờ. Tất cả họ đều mong ngóng và chờ đợi một cái gì đó tươi sáng hơn, mong một chuyến tàu từ Hà Nội về sẽ mang theo sự huyên náo, ồn ào và tấp nập hơn nữa. Chuyến tàu có lẽ chính là ánh sáng của niềm tin, là khát vọng được vươn ra ánh sáng và cuộc đời tốt đẹp hơn của những con người tại nơi phố huyện nghèo này.

 

“Hai đứa trẻ” tuy không phải truyện lên án sâu sắc tới những vấn đề trong xã hội, nhưng chính sự nhẹ nhàng, không gân guốc ấy lại khiến cho người đọc thấy ám ảnh về những mảnh đời và mảnh đất sống trong nghèo nàn, khổ cực, lầm than trong những năm đất nước ta còn chìm trong bom đạn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo