Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vào giai đoạn từ 1945 đến 1990 thì VÙNG KINH TẾ Nhật Bản như thế nào

Vào giai đoạn từ 1945 đến 1990 thì VÙNG KINH TẾ Nhật Bản như thế nào ? giúp em với ạ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
131
0
2
rén
11/01/2022 22:13:53
+5đ tặng
Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển.[16] Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương (PPP),[17][18] ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển.[19] Nhật Bản là thành viên của G7 và G20. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của quốc gia này đạt 41.637 Đô la Mỹ (2020).[20] Do sự biến động của tỷ giá hối đoái mà GDP của Nhật Bản tính theo Đô la Mỹ thường xuyên bị biến động mạnh, bằng chứng là khi tính toán GDP của Nhật Bản theo Phương pháp Atlas thì GDP bình quân chỉ đạt khoản 39.048 Đô la Mỹ. Ngân hàng Nhật Bản chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc khảo sát hàng quý về tâm lý kinh doanh có tên là Tankan để dự báo nền kinh tế Nhật Bản trong tương lai.[21] Nikkei 225 là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ ba trên thế giới theo vốn hóa thị trường, nơi đây chịu trách nhiệm phát hành các báo cáo về những cổ phiếu blue chip được niêm yết trên Japan Exchange Group.[22][23] Năm 2018, Nhật Bản là nhà xuất khẩu lớn thứ tư và cũng là nhà xuất khẩu lớn thứ tư thế giới.[24] Đây là quốc gia xếp thứ hai về dự trữ ngoại hối với giá trị đạt khoảng 1.300 tỷ Đô la Mỹ.[15] Nhạt Bản xếp thứ 29 về chỉ số thuận lợi kinh doanh và thứ 5 chỉ số cạnh tranh toàn cầu.[25] Ngoài ra quốc gia này còn đứng đầu về chỉ số phức tạp kinh tế[26] và thứ ba về thị trường người tiêu dùng trên thế giới.[27]

Nhật Bản là quốc gia sản xuất ô tô lớn thứ ba[28] đồng thời là quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới và thường xuyên nằm trong số các quốc gia tiên tiến nhất thế giới trong việc lưu trữ các hồ sợ bằng sáng chế toàn cầu. Do vấp phải sự cạnh tranh ngày một tăng với Hàn Quốc và Trung Quốc,[29] ngành sản xuất của Nhật Bản ngày nay chủ yếu tập trung vào các mặt hàng với hàm lượng công nghệ và độ chính xác cao như dụng cụ quang học, xe hơi hybrid và robot. Cùng với vùng Kantō,[30][31][32][33] vùng Kansai là một trong những cụm công nghiệp và trung tâm sản xuất hàng đầu cho nền kinh tế Nhật Bản.[34] Nhật Bản là quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới.[35][36][37] Nhật Bản thường nằm trong nhóm các quốc gia xuất siêu hàng năm và có thặng dư đầu tư quốc tế ròng đáng kể. Nhật Bản nắm giữ số tài sản với giá trị nhiều thứ ba thế giới khi đạt 15.200 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 9% tổng tài sản toàn cầu tính đến năm 2017.[38][39] Tính đến năm 2017, có 51 trong tổng số 500 công ty thuộc Fortune Global 500 có trụ sở tại Nhật Bản,[40] con số này ít hơn so với năm 2013 với 62 công ty.[41] Đây là quốc gia lớn thứ ba thế giới về tổng tài sản.

Nhật Bản từng là quốc gia có số tài sản và sự giàu có thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, tuy nhiên cho đến năm 2015 đã bị Trung Quốc vượt qua ở cả 2 chỉ tiêu kinh tế này.[42][43] Nhật Bản cũng từng là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới về GDP danh nghĩa chỉ đứng sau Hoa Kỳ nhưng lại để Trung Quốc vượt qua vào năm 2010.[44] Ngành sản xuất của Nhật Bản trước đây cũng từng xếp ở vị trí thứ hai thế giới (thậm chí từng suýt vượt qua cả Hoa Kỳ vào năm 1995), nhưng lại một lần nữa Trung Quốc nổi lên và vượt qua Nhật Bản vào năm 2007 và thậm chí là vượt qua cả Mỹ vào năm 2010. Do đó mà Nhật Bản ngày nay là nhà sản xuất hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới xếp sau Trung quốc và Hoa Kỳ.[45]

Sự sụp đổ của bong bóng tài sản năm 1991 diễn ra tại Nhật Bản đã tạo ra một thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ hay còn được biết đến với cái tên gọi là thập niên mất mát kéo dài trong một khoảng thời gian là 20 năm. Từ năm 1995 đến 2007, GDP danh nghĩa đã giảm từ 5.330 tỷ Đô la Mỹ xuống còn 4.360 tỷ.[46] Vào đầu những năm 2000, Ngân hàng Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu khuyến khích tăng trưởng kinh tế thông qua một chính sách mới về nới lỏng định lượng.[47][48] Mặc dù vậy mức nợ vẫn tiếp tụ tăng do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-08, Trận động đất ở Tōhoku vào năm 2011 và đại dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019. Hậu quả là tính đến năm 2021, Nhật Bản có mức nợ công cao hơn đáng kể so với bất kỳ quốc gia phát triển nào khác với mức 266% GDP.[49][50] Các khoản nợ này chủ yếu là đến từ trong nước[51] vói 45% được nắm giữ bởi Ngân hàng Nhật Bản.[49] Nền kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức đáng kể do dân số già và đang có xu hướng giảm, dân số của quốc gia này từng đạt đỉnh 128 triệu người vào năm 2010 và giảm xuống còn 125,9 triệu người vào năm 2020.[52] Các dự báo cho thấy dân số sẽ còn tiếp tục giảm và thậm chí là có khả năng giảm xuống dưới 100 triệu vào cuối thế kỷ 21.[53][54]

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Xinh
11/01/2022 22:44:50
+4đ tặng

Trong giai đoạn những năm 1960 đến 1980, tăng trưởng kinh tế chung là rất nhanh: trung bình 10% vào những năm 1960, 5% trong những năm 1970 và 4% vào những năm 1980. Vào cuối giai đoạn này, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế có thu nhập cao.[57]

Giai đoạn những năm 1990 chính kiến sự tăng trưởng trì trệ của nền kinh tế đã đánh dấu cho sự khởi đầu của thập kỷ mất mát sau sự sụp đổ của bong bóng giá tài sản ở Nhật Bản. Hậu quả là ngân sách quốc gia đã bị thâm hụt nghiêm trọng (phải tri hàng nghìn tỷ Yên để cứu vãn hệ thống tài chính của Nhật Bản) để tài trợ cho các chương trình xấy dựng công trình công cộng lớn.

Mặc dù vậy vào năm 1998, các dự án xây dựng công trình công cộng của Nhật Bản vẫn khổng thể kích đủ cầu để chấm dứt giai đoạn trì trệ của nền kinh tế. Trong tình tế tuyệt vọng, chính phủ Nhật Bản đã buộc phải tiến hành các chính sách "tái cơ cấu" nhằm thu hút nguồn tiền dư thừa đang được đầu cơ ở các thị trường chứng khoán và bất động sản. Thật không may là các chính sách kinh tế này đã khiến Nhật Bản rơi vào thời kỳ giảm phát liên tục trong nhiều năm từ năm 1999 đến 2004. Ngân hàng Nhật Bản đã sử dụng biện pháp nới lỏng định lượng để làm tăng nguồn cung tiền quốc gia nhằm thúc đẩy kỳ vọng về lạm phát qua đó phát triển kinh tế. Ban đầu chính sách này đã thất bại trong việc đem đến sự phát triển cho nền kinh tế nhưng lại bắt đầu có ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát. Cuối năm 2005, nền kinh tế cuối cùng cũng cho thấy những dấu hiệu hồi phục. Tăng trưởng GDP trong năm 2005 đã đạt 2,8% trong đó riêng quý 4 có mức tăng trưởng là 5,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.[58] Không giống như các cuộc phục hồi trước đây, tiêu dùng nội địa là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng.

Mặc dù đã giảm lãi suất xuống gần mức 0% trong một thời gian dài, nhưng chiến lược nới lỏng định lượng vẫn không đạt được thành công trong việc ngăn chặn giảm phát.[59] Điều này khiến một số nhà kinh tế học, chẳng hạn như Paul Krugman và một số chính trị gia Nhật Bản lên tiếng ủng hộ việc tạo ra kỳ vọng lạm phát cao hơn.[60] Vào tháng 7 năm 2006, chính sách giảm mức lãi suất bằng 0% kết thúc. Năm 2008, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn duy trì mức lãi suất thấp nhất trong các nước phát triển nhưng giảm phát vẫn chưa được loại bỏ[61] và chỉ số Nikkei 225 đã giảm tới 50% điểm (giai đoạn từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008). Mắc dù vậy vào ngày 05 tháng 04 năm 2013, Ngân hàng Nhật Bản ra tuyên bố rằng họ sẽ mua 60-70 nghìn tỷ Yên trái phiếu và chứng khoán nhằm loại bỏ tình trạng giảm phát bằng cách tăng gấp đôi lượng cung tiền ở Nhật Bản trong vòng hai năm. Thị trường trên khắp thế giới đã có những phản hồi tích cực với các chính sách mang tính chủ động hiện hành của chính phủ khi mà chỉ số Nikkei 225 đã tăng hơn 42% điểm kể từ tháng 11 năm 2012.[62] The Economist cho rằng những điều chỉnh mang tính tích cực đối với luật phá sản, luật chuyển nhượng đất và luật thuế sẽ hỗ trợ nền kinh tế Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng đầu của gần 15 quốc gia thương mại trên toàn thế giới.

Tháng 12 năm 2018, một thỏa thuận thương mại tự do giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã được thông qua và có hiệu lực vào tháng 2 năm 2019. Thỏa thuận này đã tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới chiếm tới 1/3 tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Thỏa thuận này giúp giảm 10% thuế hải quan đánh lên các mặt hàng ô tô xuất khẩu của Nhật Bản, 30% thuế đối với pho mát và 10% đối với sản phẩm rượu vang đồng thời mở ra sự phát triển của hoạt động xuất khẩu dịch vụ.[63]

Vào tháng 1 năm 2020, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên vố rằng Đại dịch COVID-19 ở Nhật Bản khiến chính phủ phải ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia[64] đã khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ 2.[65] Jun Saito thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản nhận định rằng đại dịch đã giáng "đòn cuối cùng" vào nền kinh tế lâu đời của Nhật Bản, vốn sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong năm 2018.[66]

Khoảng dưới một phần tư người Nhật kỳ vọng điều kiện sinh sống sẽ được cải thiện trong những thập kỷ tới.[67]

Vào ngày 23 tháng 10 năm 2020, Nhật Bản và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chính thức ký kết thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên kể từ hậu Brexit, thỏa thuận này sẽ thúc đẩy thương mại giữa Nhật Bản và Vương quốc Anh lên khoảng 15,2 tỷ bảng Anh khi miễn thuế đối với 99% hàng hóa xuất khẩu của Anh sang Nhật Bản. [68][69]

Vào ngày 15 tháng 2 năm 2021, chỉ số trung bình Nikkei đã phá vỡ điểm chuẩn 30k, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 1991.[70] Nguyên nhân là sự hồi phục mạnh mẽ đối với thu nhập của doanh nghiệp, dữ liệu GDP và sự lạc quan đối với sự xuất hiện của vắc-xin COVID-19.[70]

Trong năm kết thúc vào tháng 3 năm 2021, Tập đoàn SoftBank đã đạt lợi nhuận ròng kỷ lục 45,88 tỷ đô la, phần lớn là do sự ra mắt của công ty thương mại điện tử Coupang.[71] Đây là mức lợi nhuận hàng năm lớn nhất mà một công ty Nhật Bản đạt được trong lịch sử.[71]

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×