Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài ca dao sau

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài ca dao trên 
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
đọc ca dao sau:
đố ai đếm được lá rừng
đố ai đếm đưỢc mấy táng trời cao
đố ai đếm được vì sao
đố ai đếm đượC công lao mẹ thấy
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.743
3
1
Hiển
12/01/2022 17:22:12
+5đ tặng
Trong cuộc sống, người thân trong gia đình, hay chính là bố mẹ là những người có công lao to lớn nhất đối với quá trình lớn lên và trưởng thành của mỗi đứa con. Thật vậy, mỗi người con sinh ra được nhận những tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ. Đầu tiên, ta phải kể đến công ơn sinh thành của cha mẹ. Để mỗi đứa con được có mặt trên cuộc đời này, cả cha và mẹ đều phải lao tâm khổ tứ, vất vả trăm bề, đặc biệt là mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày và hạnh phúc đến trào nước mắt khi đứa con thân yêu là chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Chúng ta có mặt trên cõi đời này là nhờ cha mẹ và ta luôn là niềm hạnh phúc vô bờ của cha mẹ. Thứ hai, cha mẹ luôn là bệ đỡ nâng bước trên hành trình lớn lên của mỗi người con. Từng hành trình lớn lên của mỗi người con luôn có bố mẹ ở bên và dìu dắt. Nét chữ đầu tiên cũng là mẹ dạy, lần đầu đi xe đạp bị ngã cũng là cha nâng đỡ, xuýt xoa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
rén
12/01/2022 17:22:15
+4đ tặng

Mỗi người con của đất Việt yêu thương hầu như ai lớn lên cũng may mắn được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà từ thuở nằm nôi. Bài ca dao về “Công cha nghĩa mẹ” dường như ai cũng nhớ, cũng ghi sâu:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với “nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Thấm thía và rung động biết bao

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi!” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo. Bài ca dao là lời nhắc nhở sâu sắc về đạo làm con của mỗi người đối với đấng sinh thành của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư