“Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm, trong đó tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu). Tác phẩm văn học nghệ thuật dù viết về điều gì thì cũng hướng đến con người, cũng nhằm phát hiện, đề cao, trân trọng những vẻ đẹp bên trong con người. Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, ta bắt gặp rất nhiều những vẻ đẹp bên trong con người và ấn tượng là nhân vật ông họa sĩ.
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” được nhà văn Nguyễn Thành Long viết vào năm 1970- thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Truyện tập trung thể hiện những vẻ đẹp của con người trong thời đại này.
Nhân vật họa sĩ dù chỉ là nhân vật phụ trong truyện những chúng ta rất ấn tượng với vẻ đẹp của ông. Có thể nói ông họa sĩ là một người họa sĩ chân chính, rất yêu nghề của mình. Những giây phút đầu gặp gỡ anh thanh niên và cả trước đó được nghe qua lời giới thiệu của bác lái xe, ông họa sĩ đã rất xúc động về người thanh niên ấy. Để rồi đến khi gặp gỡ, ông bối rối “Một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị của chuyến đi dài”. Đó chẳng phải là những xúc động của một trái tim nghệ sĩ chân chính trước những vẻ đẹp của cuộc sống hay sao?
Lòng yêu nghề của người họa sĩ ấy còn được thể hiện qua việc ông muốn ghi lại hình ảnh của người thanh niên ấy “Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm người ta suy nghĩ về anh, và về những điều anh suy nghĩ...cuồn cuộn hiện ra khi gặp người”. Thế mới biết, dù ở tuổi già nhưng trong người nghệ sĩ ấy vẫn có một cảm hứng, một khát khao sáng tạo nghệ thuật. Như vậy, những khát khao ấy không có giới hạn về thời gian, nó làm con người ta dường như quên đi tất cả để cống hiến. Một người thanh niên- hiện thân của những cái đẹp của cuộc sống khiến ông họa sĩ nhận ra được nhiều giá trị và ý nghĩa của cuộc đời này.
Từ lòng say mê nghệ thuật, ông còn là hiện thân của những chân lý về nghệ thuật. Từ nhân vật ông thanh niên, ông suy nghĩ về những cái chưa làm và đã làm. Ông nhận ra sự bất lực của hội họa trước vẻ đẹp của con người,...
Câu chuyện xoay quanh cuộc trò chuyện trong vòng khoảng ba mươi phút trên đỉnh Yên Sơn qua cuộc gặp gỡ với anh thanh niên. Nhà văn đã gợi ra vẻ đẹp của ông họa sĩ nói riêng và các nhân vật khác nói chung thông qua những hành động, lời nói. Ngôn ngữ đượm hồn thơ. Tất cả làm hiện hình sống động vẻ đẹp của những con người trong bối cảnh miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh truyện ngắn ra đời, nhà văn còn muốn nói với chúng ta một điều rằng: dù chúng ta là ai, dù ta đang làm gì và sống ở đâu, hãy sống hết mình với công việc, với những gì mình đang theo đuổi, có như vậy đất nước của chúng ta mới trở thành một vì sao luôn tiến lên phía trước...
Câu chuyện đã cho ta thấy rất nhiều vẻ đẹp khác nhau trong mỗi con người. Truyện ngắn như một lời đề nghị về những lẽ sống cao đẹp cho chúng ta. Khi ta đã hiểu những điều tác giả muốn nhắn gửi, hãy sống sao cho đẹp, cho có ích. Câu chuyện dù viết tở một thời nhưng đến nay vẫn có sức hấp dẫn đối với độc gải bởi những điều tác giả muốn gửi gắm!