Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu ý nghĩa của cuộc khơi nghĩa Hương Khê

căn cứ,thành phần tham gia,diễn biến,kết quả,ý nghĩa của cuộc kn Hương Khê
giúp mình với ạ <3
2 trả lời
Hỏi chi tiết
441
0
0
rén
13/01/2022 17:31:28
+5đ tặng
 Tóm tắt Khởi nghĩa Hương Khê

* Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

* Căn cứ: Ngàn Trươi (xã Vụ Quang, Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).

* Hoạt động trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

* Diễn biến: Hai giai đoạn

- Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.

- Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân. Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc.

+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Trươi.

+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

+ Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.

* Kết quả:Cuộc khởi nghĩa thất bại.

2. Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Lãnh đạo khởi nghĩa: Đình nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng và cộng sự Cao Thắng

Căn cứ cuộc khởi nghĩa: Ngàn Trươi thuộc huyện Hương Khê – Hà Tĩnh

Địa bàn hoạt động: gồm bốn tỉnh: Nghệ An, Thanh hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bỉnh

Phương thức chiến đấu: lựa chọn lối đánh du kích với lợi thế dựa vào địa hình hiểm trở cùng hệ thống công sự chằng chịt. Một số lối đánh như chặn đường tiếp tế, công đồn, dụ đối phương…

Phan Đình Phùng chia 4 tỉnh thành hoạt động thành 15 quận thứ, xây dựng chiến tuyến cố định, đại bản doanh được đặt tại ở núi Vụ Quang.

3. Cuộc khởi nghĩa hương khê chia làm mấy giai đoạn

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê có thể chia thành hai giai đoạn chính trong thời gian hoạt động, cụ thể như sau.

Giai đoạn I (1885-1888): Nghĩa quân tập trung chuẩn bị và xây dựng lực lượng

Giai đoạn II (1889-1896): Thời kí chiến đấu quyết liệt và hết mình của nghĩa quân

4. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Giai đoạn I (1885-1888)

Đầu năm 1887, Phó tướng Cao Thắng nhận trách nhiệm chỉ huy, Phan Đình Phùng ra bắc tập kết lực lượng khi nhận thấy lực lượng nghĩa quân suy yếu

Giai đoạn này cuộc khởi nghĩa Hương Khê chủ yếu tập trung chiêu tập binh sĩ, huấn luyện nghĩa quân, trang bị vũ khí cùng với việc củng cố căn cứ ở vùng rừng núi

Nghĩa quân chế tạo súng trường theo mẫu Pháp

Giai đoạn II (1889-1896)

Lãnh đạo Phan Đình Phùng từ Bắc Kì trở về trong tháng 9 năm 1889.

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê lúc này đã có khoảng ngàn lính. Nhờ Cao Thánh chỉ huy mà lúc này đã có 500 khẩu súng tốt.

Nhận thấy công cuộc khởi nghĩa đã được chuẩn bị chu đáo, Phan Đình Phùng quyết định mở rộng đìa bàn khắp bốn tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình và Hà Tĩnh = > Làm cản trở quá trình thôn tính và đàn áp nhân dân ta của thực dân Pháp.

Đối phó với hành động này, quân Pháp bố trí nhiều đồn lẻ phong tỏa khu vực nhằm cản trở hoạt động của nghĩa quân Hương Khê. Chỉ tính riêng ở Hương Khê đã có 20 đồn với 30 lính canh tại mỗi đồn

Quân Pháp bị đánh trả, tập kích suốt một vùng rộng lớn từ Nghi Lộc, Thanh Chương đến Diễn Châu, Yên Thành. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong giai đoạn này đã tổ chức được 28 trận lớn nhỏ.

Từ năm 1889, nghĩa quân Hương Khê liên tục mở các cuộc tập kích đẩy lùi nhiều trận càn quét, đồng thời cũng chủ động tấn công với nhiều trận thắng như trận công đồn Trường Lưu vào tháng 5 năm 1890, trận tập kích tại thị xã Hà Tĩnh vào tháng 8 năm 1892.

Sau nhiều trận thất bại, đầu năm 1892 thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét, đặc biệt là trận càn quét vào khu Hói Trùng và Ngàn Sâu vốn là căn cứ của tướng Cao Thắng.

Nghĩa quân tiến đánh đồn Trung Lễ vào ngày 7 tháng 3 năm 1892. Nguyễn Hữu Thuận tiến đánh huyện Thanh Hà và bắt sống tri huyện, còn Cao Thắng cho quân giả lính khổ xanh bắt sống Đinh Nho Quang.

Nguyễn Hữu Thành đã chỉ huy nghĩa quân Hương Khê đánh phá nhà lao và giải cứu được hơn 70 nghĩa sĩ bị cầm tù vào ngày 23 tháng 8 năm 1892.

Tháng 11 năm 1893, Cao Thắng cùng 1.000 quân tấn công vào Nghệ An, tuy nhiên Cao Thắng bị thương rồi hy sinh gây tổn thất lớn cho nghĩa quân. Lợi dụng cơ hội này, quân Pháo siết chặt vòng vây, nghĩa quân cố gắng đánh trả nhưng thế lực suy yếu dần.

Ngày 17 tháng 10 năm 1894, nghĩa quân giành thắng lợi trong trận chiến ở núi Vụ Quang.
Ngày 28 tháng 12 năm 1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng rồi hy sinh.

Những thủ lĩnh cuối cùng một phần bị tử trận, phần không chịu được quá lâu nơi rừng sâu nước độc, hoặc bị bắt rồi giết. Đến đây, khởi nghĩa Hương Khê tan rã.

5. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại là câu hỏi được nhiều người quan tâm, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Mặc dù là tập kết nhiều nghĩa sĩ trên 4 vùng rộng lớn, thế những cuộc khởi nghĩa Hương Khê vẫn chưa liên kết và tập hợp được lực lượng với quy mô lớn trên toàn quốc

Sự hạn chế vì khẩu hiệu chiến đâu, sự chênh lệch về vũ khí, đạn dược

Tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa ta và địch

6. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm sâu sắc

Có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là điển hình nhất trong phong trào Cần Vương

Địa bàn hoạt động và quy mô chiến đấu của nghĩa quân lớn, trải rộng ở bốn tỉnh thành như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bình

Thời gian tồn tại lâu nhất trong phong trào Cần Vương: 10 năm. Khi khởi nghĩa tan rã cũng là lúc phong trào Cần Vương thất bại.

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê với sự tham gia đông đảo của nhân dân và các dân tộc thiểu số
Nghĩa quân hoạt động có sự tổ chức chặt chẽ và quy cũ kỉ luật, gồm 15 quân thứ đều do tướng lĩnh tài ba lãnh đạo.

Trong suốt quá trình hoạt động, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã lập được rất nhiều chiến công, khiến thực dân Pháp bị tổn thất nặng nề

Nhận được sự ủng hộ của nhân dân, huy động được những tiềm năng to lớn từ nhân dân

Về mặt quân sự, đã sử dụng cùng kiểu trang phục, xây dựng công sự, vũ khí lợi hại

Phương thức chiến đấu phù hợp là đánh du kích và vận động chiến, biết tận dụng tối đã địa lý và địa hình khu vực. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã sử dụng linh hoạt tính chủ động, sáng tạo khi đánh trực diện cùng quân Pháp.

7. Nhận xét về cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất của phong trào Cần vương cuối thế kỷ 19, kéo dài suốt 10 năm, có quy mô rộng lớn, có tổ chức tương đối chặt chẽ, lập được nhiều chiến công và gây cho quân Pháp tổn thất nặng nề. Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân (người Kinh và người Thượng, của cả đồng bằng và miền núi). Về quân sự, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với đối phương. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nghĩa quân chưa biết liên kết, tập hợp lực lượng, phát triển thành phong trào toàn quốc. Đó cũng chính là những hạn chế của thời đại, của bộ phận lãnh đạo phong trào Cần vương nói chung.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Meliora Kerenza ☘☘
13/01/2022 17:31:50
+4đ tặng
Nguyên nhân
Năm 1885, quan quân triều đình nổi dậy tấn công Pháp ở kinh đô Huế nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chạỵ ra Tân Sở thuộc Quảng Trị; tại đây Tôn Thất Thuyệt mượn danh nghĩa vua Hàm Nghi phát chiếu Cần Vương kêu gọi người Việt nổi dậy đánh Pháp giúp vua. Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra trong đó tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa ở Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo...
 
b) Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy:
- Địa bàn thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu (thuộc tỉnh Hưng Yên) và Kinh Môn (thuộc Hải Dương), sau đó phát triển ra các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh. Thái Bình, Nam Định… Lãnh đạo khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật.
- Trong những năm 1885 – 1889, nhiều trận đánh ác liệt xảy ra giữa nghĩa quân và quân Pháp.
- Sau những trận chống càn, lực lượng nghĩa quân suy giảm và bị bao vây. Đến cuối năm 1889, nghĩa quân dần dần tan rã

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo