Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 3; 4 của bài thơ ông đồ

Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 3,4 của bài thơ ông đồ
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.630
10
4
Toxic
18/01/2022 19:56:19
+5đ tặng
 "Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
3
Múp míp
18/01/2022 19:56:50
+4đ tặng

Bức tranh thứ hai (III, IV, V): Màu đỏ phai mờ, mực đọng như giọt lệ, thay vào giấy đỏ là lá vàng rơi; và như sương mờ bao phủ, bâng khuâng và mờ mịt, là câu thơ Ngoài giời mưa bụi bay, và một câu hỏi xót thương thấm vào không gian vô cùng và thời gian vô tận, đến nay (và chắc là mãi mãi) còn vang dội trong lòng người. Nhịp thơ ba đoạn cuối này là nhịp ngập ngừng, tái tê. Luôn luôn nó dừng lại, luôn luôn nó điệp trùng, day dứt, những câu thơ như quẩn quanh, ngơ ngẩn.

      Thứ nhất, nó điệp trùng ở cấu trúc các đoạn thơ. Mỗi đoạn thơ bốn câu, bao gồm hai câu đầu nói đến ông đồ (gián tiếp hay trực tiếp), và hai câu sau, tình cảm của nhà thơ (hay cái nhìn của ông đồ? Giấy đỏ... mực đọng... lá vàng... mưa bụi). Nếu ta ghép lại thành hai bài thơ riêng, bài 1 gồm các câu thơ 9, 10 - 13, 14 - 17, 18 và bài 2 gồm các câu thơ 11, 12 - 15, 16 - 19, 20, ta sẽ có một hình ảnh toàn vẹn về ông đồ, mờ dần rồi biến hẳn (Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu? / Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay,/ Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa), và ta sẽ có một bài thơ về biến diễn tình cảm của nhà thơ (Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu, / Lá vàng rơi trẽn giấy, Ngoài giời mưa bụi bay,/ Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?). Bóng dáng ông đồ chìm dần và tình cảm của nhà thơ tăng dần về nỗi cô đơn. Đó là những xung đột giữa các nhịp mạnh và các nhịp nhẹ, tạo nên sức sống động của bài thơ.

      Thứ hai, trùng điệp của nhịp thơ (2+3) trong sáu câu tả tình:

Giấy đỏ / buồn không thắm

Lá vàng/ rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay v.v…

      Những trùng điệp diễn đạt nỗi luyến tiếc buồn thương mênh mông, nỗi buồn tan vào không gian mờ mịt (mưa bụi ngoài giời, hồn ở đâu), vào thời gian thăm thẳm (muôn năm cũ).

      Thứ ba, trùng điệp đối xứng từng cặp sóng đôi, tha thiết, không thôi: Cùng những câu thơ trên còn gây nên điệu nhạc một khúc ngâm, một bi ca cổ điển:

Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu.

Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài giời mưu bụi bay.

      Tất cả trùng điệp trên tạo cho ông đồ chất thơ tuyệt đối, tính nhạc thuần túy, thơ là trùng điệp.

      Một số nhà bình luận nói đến “chủ đề hoài cổ” của thơ Vũ Đình Liên, có lẽ chưa đủ, và có lẽ ông đồ còn là một triết lí về thời gian.

      Thời gian khách quan: Mỗi năm hoa đào nở và năm nay đào lại nở: Hoa đào, biểu tượng của thời gian vần vũ, đi rồi trở về, mãi mãi, vô tình, vui tươi và nghiệt ngã.

      Thời gian con người, thời gian văn hóa: Ông đồ bày mực tàu giấy đỏ và không thấy ông đồ xưa. Ông đồ đến và ông đồ biến đi vĩnh viễn, nay chỉ còn là nỗi nhớ (ông đồ xưa) buồn man mác.

      Hai thời gian này va chạm nhau và gây nên những bi kịch. Ông đồ là một bi kịch.

3
5
ĐM D u b a i
18/01/2022 20:05:29

 Bức tranh thứ hai (III, IV, V): Màu đỏ phai mờ, mực đọng như giọt lệ, thay vào giấy đỏ là lá vàng rơi; và như sương mờ bao phủ, bâng khuâng và mờ mịt, là câu thơ Ngoài giời mưa bụi bay, và một câu hỏi xót thương thấm vào không gian vô cùng và thời gian vô tận, đến nay (và chắc là mãi mãi) còn vang dội trong lòng người. Nhịp thơ ba đoạn cuối này là nhịp ngập ngừng, tái tê. Luôn luôn nó dừng lại, luôn luôn nó điệp trùng, day dứt, những câu thơ như quẩn quanh, ngơ ngẩn.

      Thứ nhất, nó điệp trùng ở cấu trúc các đoạn thơ. Mỗi đoạn thơ bốn câu, bao gồm hai câu đầu nói đến ông đồ (gián tiếp hay trực tiếp), và hai câu sau, tình cảm của nhà thơ (hay cái nhìn của ông đồ? Giấy đỏ... mực đọng... lá vàng... mưa bụi). Nếu ta ghép lại thành hai bài thơ riêng, bài 1 gồm các câu thơ 9, 10 - 13, 14 - 17, 18 và bài 2 gồm các câu thơ 11, 12 - 15, 16 - 19, 20, ta sẽ có một hình ảnh toàn vẹn về ông đồ, mờ dần rồi biến hẳn (Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu? / Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay,/ Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa), và ta sẽ có một bài thơ về biến diễn tình cảm của nhà thơ (Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu, / Lá vàng rơi trẽn giấy, Ngoài giời mưa bụi bay,/ Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?). Bóng dáng ông đồ chìm dần và tình cảm của nhà thơ tăng dần về nỗi cô đơn. Đó là những xung đột giữa các nhịp mạnh và các nhịp nhẹ, tạo nên sức sống động của bài thơ.

      Thứ hai, trùng điệp của nhịp thơ (2+3) trong sáu câu tả tình:

Giấy đỏ / buồn không thắm

Lá vàng/ rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay v.v…

      Những trùng điệp diễn đạt nỗi luyến tiếc buồn thương mênh mông, nỗi buồn tan vào không gian mờ mịt (mưa bụi ngoài giời, hồn ở đâu), vào thời gian thăm thẳm (muôn năm cũ).

      Thứ ba, trùng điệp đối xứng từng cặp sóng đôi, tha thiết, không thôi: Cùng những câu thơ trên còn gây nên điệu nhạc một khúc ngâm, một bi ca cổ điển:

Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu.

Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài giời mưu bụi bay.

      Tất cả trùng điệp trên tạo cho ông đồ chất thơ tuyệt đối, tính nhạc thuần túy, thơ là trùng điệp.

      Một số nhà bình luận nói đến “chủ đề hoài cổ” của thơ Vũ Đình Liên, có lẽ chưa đủ, và có lẽ ông đồ còn là một triết lí về thời gian.

      Thời gian khách quan: Mỗi năm hoa đào nở và năm nay đào lại nở: Hoa đào, biểu tượng của thời gian vần vũ, đi rồi trở về, mãi mãi, vô tình, vui tươi và nghiệt ngã.

      Thời gian con người, thời gian văn hóa: Ông đồ bày mực tàu giấy đỏ và không thấy ông đồ xưa. Ông đồ đến và ông đồ biến đi vĩnh viễn, nay chỉ còn là nỗi nhớ (ông đồ xưa) buồn man mác.

      Hai thời gian này va chạm nhau và gây nên những bi kịch. Ông đồ là một bi kịch.

4
6
Nguyễn Ngọc Mai
18/01/2022 20:29:05
+2đ tặng

Vũ Đình Liên là nhà thơ thuộc thế hệ những cây bút mở đầu cho phong trào thơ mới. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, số lượng tác phẩm ông để lại không nhiều. Nhưng mỗi tác phẩm đều vô cùng giá trị. Tiêu biểu là bài thơ "Ông đồ". Bài thơ thể hiện nỗi niềm hoài cổ, xót thương cho một nét đẹp truyền thống đang dần mai một của dân tộc. Nội dung ấy ấy được thể hiện đặc biệt rõ nét qua khổ thơ 3, 4 và 5 của bài thơ.

"Nhưng mỗi năm mỗi khác
...
Hồn ở đâu bây giờ?"

"Ông đồ" được sáng tác khi Nho học thấy sủng, nhiều nhà nho sa cơ lỡ vận. Tinh hoa nho giáo xưa kia nay đã trở thành tàn tích. Hai khổ thơ đầu, nhà thơ hoài niệm về khung cảnh huy hoàng, nhộn nhịp trong quá khứ của nét đẹp xin chữ đầu năm. Đến ba khổ thơ này, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, bức tranh về thực tại nhiều xót xa, cay đắng:

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu"

Thời thế xoay chuyển, xã hội đổi thay, vị thế của nho học và các nhà nho cũng không còn giữ được. Người còn nhưng cảnh mất. Xuân sang, hoa đào vẫn nở nhưng thời gian lặng lẽ trôi đi, người xin chữ đã dần thưa vắng. Khung cảnh tấp nập khi xưa đã không còn, sự trân trọng cùng những lời ngợi khen cũng phai mờ theo năm tháng. Cái còn lại chỉ là không khí vắng lặng đến nao lòng. Xót xa đến nỗi nhà thơ phải thốt lên "Người thuê viết nay đâu". Đó là câu hỏi tu từ, cũng là tiếng thở dài đầy đau xót của nhà thơ.

Nỗi xót xa ấy bao trùm cảnh vật, thấm vào cả giấy mực. "Giấy đỏ" gợi nhắc trong câu thơ là loại giấy mà ông đồ thường dùng để viết chữ Nho. "Mực" là chất liệu viết chữ, đựng trong nghiên. Nhà thơ đã sử dụng khéo léo những hình ảnh mang tính biểu tượng. Giấy vốn đỏ thắm rực rỡ là vậy, nay cũng trở nên nhạt nhòa, ảm đạm. Mực khi xưa sóng sánh bay lượn theo từng nét chữ, nay lại lẳng lặng lắng đọng. Những sự vật vốn vô tri vô giác, trước thực tại hoang tàn cũng mang nặng tâm trạng "buồn", "sầu". Nỗi niềm đồng cảm, xót thương kín đáo mà vô cùng bi ai.

Hình ảnh ông đồ hiện lên thật cô đơn:

"Ông Đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay"

Những con người từng ở vị trí cả xã hội tôn kính khi xưa vẫn ở đó, vẫn tiếp tục công việc của mình, không hề đổi thay. Nhưng thời thế biến chuyển, ông đồ rơi vào hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Con người vẫn tĩnh tại, nhưng lòng người đã không còn vẹn nguyên. Dòng người tấp nập ngược xuôi lại không ai nguyện ý dừng chân ngoái lại, vô tình đến đau lòng. Hình ảnh của ông đồ đã trở nên nhạt nhòa đến mức vô hình "ngồi đó" nhưng "không ai hay", cô độc, lạc lõng cùng cực.

Khung cảnh ông đồ ngồi chờ người đến xin chữ được tái hiện dưới ngòi bút của Vũ Đình Liên vô cùng vắng vẻ, quạnh hiu. Sự cô đơn của ông đồ hòa vào cả thiên nhiên, cảnh vật.

"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay"

Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy" là hình ảnh chân thực nhưng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Nó gợi lên không gian vắng lặng đến mức chiếc lá vàng rơi, lưu lại trên trang giấy đỏ cũng không ai hay.

Đồng thời "lá vàng" cũng biểu tượng cho mùa thu, sự úa tàn, khô héo. Mùa xuân lại tàn tạ, thiếu sức sống. Phải chăng đó chính là sự liên tưởng tới nền nho học đang lụi tàn. Nhà thơ không thể ngăn lại dòng nước mắt xót xa, lạnh lẽo như mưa bụi ngoài trời.

Khép lại bài thơ, Vũ Đình Liên bày tỏ niềm xót thương vô hạn đối với ông đồ, với nét đẹp văn hóa đã mai một của dân tộc:

"Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ"

Bên trên người còn cảnh mất, đến đây cả cảnh lẫn người đều không còn. Hoa đào vẫn nở rộ, nhưng nho học đã hết thời, ông đồ cũng không thấy nữa. Ông đồ đã hoàn toàn biến mất trong bức tranh. Là do lòng người đổi thay, là do thời gian xóa nhòa hay nét đẹp truyền thống không được giữ gìn đã mất?

Câu hỏi tu từ cuối cùng vang lên bày tỏ tấm lòng xót thương vô hạn cho giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người đã hết lòng giữ gìn nét đẹp ấy.

Có thể nói, Vũ Đình Liên đã tạo dựng cho ba khổ thơ giá trị nội dung lẫn nghệ thuật vô cùng thành công. Thể thơ ngũ ngôn gieo vần chân khéo léo, lời thơ bình dị mà cô đọng, sâu lắng. Đặc biệt kết cấu đầu cuối tương ứng tạo sự liên kết thống nhất, chặt chẽ. Tất cả phối hợp với nhau tạo nên cho đoạn thơ nghệ thuật đặc sắc. Để rồi qua đó gửi gắm nỗi hoài niệm xót thương của nhà thơ với ông đồ, niềm tiếc nuối cho sự mai một của nền văn hóa dân tộc. Đồng thời thể hiện phong cách nghệ thuật của Vũ Đình Liên.

3 khổ thơ đã góp phần sâu sắc thể hiện giá trị của bài thơ, gợi nhắc cho người đọc về một thời quá khứ huy hoàng của nền Nho học xưa kia. Nó cũng nhắc nhở chúng ta biết trân trọng, giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

1
1
Lê Vân Anh Nguyễn
18/01/2022 23:40:42
+1đ tặng

Yêu quê hương, yêu con người lao động, Tế Hanh như hòa cùng  niềm vui của người dân chài:

“ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

 Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

             Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

Các từ “ ồn ào”, “ tấp nập”,“ khắp” diễn tả không khí phấn khởi, đông vui, niềm vui đón ghe về với những thành quả lao động mỹ mãn. Đó ngày hội lao động của những ngư dân trên biển. Người đọc như đắm mình trong 1 không gian sinh hoạt đầm ấm, thanh bình. Cá tươi ngon đầy ắp khoang thuyền. Bà con làng chài thốt lên lời cảm tạ trời đất “nhờ ơn trời” đã cho biển lặng sóng êm, gặt hái được thành quả bội thu. Câu thơ biểu lộ tấm lòng mộc mạc, hiền hậu của những con người suốt đời gắn bó với biển. Họ trân trọng những thành quả lao động mà họ phải vất vả, nhọc nhằn mới làm ra. Câu thơ lấp lánh những giọt mồ hôi, lấp lánh những nụ cười và niềm vui của người lao động. Dường như, chất ca dao đã thấm vào hồn thơ TH. Ông thấu hiểu nỗi vất vả cũng như niềm vui bình dị của người dân chài. 

Một lần nữa, TH đã tạc vào biển khơi hình ảnh người dân chài khoẻ khoắn: 

                   “  Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

                      Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”

 Dân chài lưới “ làn da ngăm rám nắng”, ấy là màu da của những người được tôi luyện trong sóng gió, đội trời lướt biển, làm chủ biển khơi. Họ khoẻ khoắn như những bức tượng đồng nâu. Câu thơ chủ yếu cảm nhận ở thị giác. “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” là hình ảnh ẩn dụ vô giá gợi thân hình cường tráng, vạm vỡ. Ở họ toát lên sự phóng khoáng, mang hương vị mặn mòi của biển, mang cả sự xa xôi, bí ẩn, huyền diệu của đại dương. Hình ảnh thơ gợi sự khát khao chiếm lĩnh những chân trời mới lạ. Câu thơ ko chỉ huy động thị giác mà bằng cả tâm hồn tinh tế.  Hình ảnh thơ kì vĩ, lớn lao, phi thường ! 

Hình ảnh con thuyền được tái hiện qua những câu thơ tài hoa:

                “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

                Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

Hình ảnh con thuyền nằm im trên bến sau chuyến đi dài được hình dung như con người đang mệt mỏi cần phải nghỉ ngơi. Đó là phút  thư giãn của bản giao hưởng  lao động hùng tráng. Con thuyền sung sướng, hài lòng vì đã chiến thắng biển khơi, góp phần làm nên những mẻ cá tươi ngon. Nhờ thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ, con thuyền vô tri vô giác bỗng trở thành 1 sinh thể có linh hồn, là thành viên của làng chài. Nó có thể cảm nhận tinh vi “ nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Con thuyền như 1 nhà hiền triết vui sướng vì sống có ích, trưởng thành hơn khi tôi luyện trong sóng gió. Nó nung nấu quyết tâm nỗ lực hơn nữa để cống hiến cho đời. Âm hưởng thơ tươi vui, TH đã phát hiện ra chất thơ trong đời sống vất vả, nhọc nhằn của người dân quê. Chính vì vậy mà hình ảnh quê hương trong thơ ông tươi sáng, mang hơi thở nồng ấm của cuộc đời cần lao.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×