Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chia sẻ đề văn của các bạn đã thi vừa qua và giải chúng

cho mình hỏi bạn nào k10 ấy? cho t hỏi đề thi văn nó như nào z ạ?
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
127
0
0
Mai Thị Kim Nga
20/01/2022 11:32:38
+5đ tặng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 6

***

Câu 1: Truyện đồng thoại là gì? Kể tên những truyện đồng thoại đã học?   

+ Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi, nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Vì thế chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vât vừa thể hiện đặc điểm của con người.

- Những tác phẩm thuộc thể loại truyện đồng thoại.

+ Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài

+ Giọt sương đêm – Trần Đức Tiến

+ Cô gió mất tên – Xuân Quỳnh

(Đọc tác phẩm cùng chủ điểm: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Nguyễn Ngọc Thuần)

Câu 2: Nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” – Tô Hoài.

- Nội dung

+ Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ, nhưng tính tình còn kiêu căng, xốc nổi đã gây nên cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời của mình.

-Ý nghĩa của văn bản

- Bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; cách ứng xử lễ độ, khiêm nhường; biết nhận lỗi và cố gắng khắc phục lỗi lầm của bản thân.

Câu 3: Hồi kí là gì? Trong hồi kí người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? Kể tên những tác phẩm thuộc thể loại hồi kí đã học.

 - Hồi kí là thể loại văn học chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ. Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian. Gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời của tác giả.

- Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, mang hình bóng tác giả, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả.

- Những văn bản thuộc thể loại hồi kí đã học:

+ Lao xao ngày hè – Duy Khán

+ Thương nhớ bầy ong – Huy Cận

+ Một năm ở tiểu học – Nguyễn Hiến Lê

Câu 4: Em hãy cho biết nghệ thuật và nội dung văn bản “Thương nhớ bầy ong” Huy Cận?

*Nghệ thuật

- Kết hợp giữa kể việc với miêu tả và biểu cảm

- Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian, không gian làm cho sự việc, cảm xúc của nhân vật xác thực hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi.

*Nội dung

- Hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong của gia đình mình khi còn nhỏ. Kèm theo đó là những nỗi  buồn, luyến tiếc khi chúng rời xa.

Câu 5. Thơ lục bát là thể thơ như thế nào? Nêu cách gieo vần trong thơ lục bát?

Lục bát là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng (dòng lục) và một dòng 8 tiếng (dòng bát).

Cách gieo vần: tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó, tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

Câu 6: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ? Lấy ví dụ minh họa?

Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

    VD:                        Thuyền về có nhớ bến chăng

                        Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

- Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: Áo trắng em đến trường.

àÁo trắng chỉ học sinh

Câu 7: Em hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân

Hướng dẫn lập dàn bài

1. Mở bài                                                            

- Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.

- Những trải nghiệm vui, buồn, đáng nhớ như thế nào?

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện

- Giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện.

- Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.

+ Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười…

+ Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ…                           

b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện

- Điều gì đã xảy ra?

- Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?

- Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?

( yêu quý, trân trọng, biết ơn…)

3. Kết bài

- Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.

- Kỉ niệm đó giúp em rút ra bài học gì cho mình: Giúp em trưởng thành hơn, thành một người học sinh được mọi người yêu quý,....

Câu 8: Tả không khí ngày Tết quê em.

1. Mở bài

- Giới thiệu chung cảnh sinh hoạt ngày Tết

- Khái quát tâm trạng của em, vui, háo hức….

2, Thân bài

a. Miêu tả khái quát cảnh sinh hoạt của mọi người

- Những người thân trong gia đình chuẩn bị gì để đón Tết

- Bản thân em chuẩn bị gì

- Không khí ngày Tết: Có vui tươi, náo nhiệt hơn ngày bình thường không

- Tả cảnh sinh hoạt của gia đình em ngày Tết: Ba, mẹ được nghĩ làm cả nhà quây quần bên nhau, đi chúc Tết ông bà, anh em, họ hàng….

b. Miêu tả khái quát về cảnh thiên nhiên

-Mùa xuân cây cối tươi, đâm chồi, nảy lộc, khoe sắc hương…

- Trong vườn, những bông hoa đang đua nhau khoe sắc tỏa hương, làm đẹp cho cuộc đời.

- Sắc xuân không chỉ tràn ngập trong thiên nhiên mà còn ngời lên trong nét mặt rạng rỡ của bác bà, bác mẹ, những bác nông dân chân lấm tay bùn nhưng hiền lành, phúc hậu. Sắc xuân còn tràn vào gia đình tự lúc nào…

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về ngày Tết và niềm vui khi được cùng mọi người chuẩn bị đón Tết.

Một số bài tập phần đọc-hiểu

Bài tập 1

I. Đọc - hiểu: (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

 (Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo, tập 1)

Câu 1.  Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại gì? (1 điểm)

Bài học đường đời đầu tiên,đồng thoại

Câu 2. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, liên hệ bản thân; nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình? (2 điểm)

Tuy nhiên, trước những lỗi lầm, chúng ta phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải, phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu xót của mình.

Câu 3: Ẩn dụ là gì? Xác định phép ẩn dụ trong đoạn thơ sau?

“Anh đội viên nhìn Bác”

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

“Đốt lửa cho anh nằm.”

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

 

Bài tập 2

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU

             Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

( Ngữ văn 6- Tập 1)

Câu 1:  Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Việt Nam quê hương ta.tác giả Nguyễn Đình Thi

Câu 2: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Thể thơ lục bát,phương thức biểu đạt miêu tả

Câu 4: Tìm các từ láy có trong thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó trong đoạn thơ trên? Giúp

 

CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT!

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×