LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn trình bày cảm xúc về bài thơ con là tác giả y phương

Viết đoạn văn trình bày cảm xúc về bài thơ con là tác giả y phương 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.188
3
3
rén
23/01/2022 09:47:27
+5đ tặng
Không ai có thể phủ nhận được gia đình luôn luôn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, là mạch nguồn hình thành nhân cách của mỗi người. Và gia đình cũng chính là một niềm cảm hứng lớn của nhiều nghệ sĩ và Y Phương cúng không ngoại lệ. “Nói vói con” là một bài thơ của Y Phương nói về một niềm hạnh phúc gia đình vô cùng bình dị thế nhưng lại mang được biết bao nhiêu cảm xúc, mà ai ai cũng phải trải qua.

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Có thể cảm nhận được đây cũng chính là những bước đi chập chững đầu tiên, gia đình tràn ngập trong  những tiếng nói, tiếng cười thật yên vui của đứa con. Thế rồi khi đứa con lớn lên thì cha mẹ dường như cũng cứ theo bước chân con trên mọi nẻo đường vậy. Người làm cha làm mẹ luôn luôn nâng đỡ bước chân của con và với người con thì chẳng còn gì hạnh phúc hơn khi có cha mẹ yêu thương. Đứa con như cũng lại còn lớn lên trong cuộc sống lao động, lớn lên chính trong cuộc sống của thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.

Nhà thơ Y Phương cũng đã sử dụng từ "Người đồng mình" ý muốn nói chính là người vùng mình, người quê hương. Người đọc cũng nhận thấy được đây cũng lại là cách nói giản dị, một cách nói vô cũng thân thuộc, mộc mạc của người miền núi. Đó cũng chính là một cuộc sống lao động tươi vui biết bao nhiêu:

Đan lờ cài nan hoa

Cách nhà ken câu hát

Hình ảnh đan lờ dùng để bắt cá, còn cái ken chính là chỉ cái vách nhà làm chỗ che nắng, che mưa. Tác giả Y Phương cũng thật tài tình biết bao nhiêu khi ông cũng đã mô tả chính những công việc lao động hàng ngày qua cách liên tưởng của tác giả lúc này đây dường như cũng lại trở nên thi vị, lãng mạn, đầy chất thơ. Y Phương cũng đã lại sử dụng động từ độc đáo là: cài và ken như cũng để vừa miêu tả những động tác, cử chỉ cụ thể đồng thời cũng lại vừa nối liền cuộc sống vật chất và tinh thần. Cuộc sống lao động, xây dựng để cho cuộc sống thêm đủ đầy, no ấm mà từ đó cũng lại nảy sinh ra thơ ca cũng như nhạc họa khiến cho đời sống tinh thần như cũng phong phú trong từng câu hát.


Hình ảnh hoa lại chính là hình ảnh luôn luôn biểu tượng cho cái đẹp. "Rừng cho hoa" như muốn nói đó chính là để cho tâm hồn người đồng mình thêm phong phú, thêm yêu thương và cũng như thật trân trọng những giá trị tinh thần. Hình ảnh:

Con đường cho những tấm lòng

Như cũng đã gợi ra một điều gì đó thật thơm thảo, biết sẻ chia, biết đồng cảm nỗi buồn vui. Nhà thơ Y Phương cũng đã chỉ ra được thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình đã nuôi dưỡng đồng thời nó dường như cũng đã lại chở che con người. Ta như nhận thấy được nếu như con người biết gắn bó với quê hương và quê hương sẽ cho chúng ta biết được tất cả những gì tốt đẹp nhất, tất cả những cả giá trị vật chất lẫn tinh thần để khiến cho cuộc sống tốt đẹp. Người cha như cũng muốn nhắn nhủ với con mình rằng khi người không phụ đất thì chắc chắn một điều đất cũng không bao giờ phụ người. Tác giả Y Phương đã vận dụng được tối đa những lối diễn đạt của người dân tộc, nhà thơ cũng đã lại thiên về cách nói cụ thể, vừa sinh động đồng thời cũng lại vừa khái quát mà vẫn không kém phần thi vị về vẻ đẹp cuộc sống lao động của người miền núi luôn chan chứa tình yêu thương.

>> Xem thêm:  Giải thích và bình luận câu tục ngữ “Ta về ta tắm ao ta/Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
Những câu thơ còn lại (17 câu) như cũng đã nói lên được đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong muốn của người cha qua lời tâm sự với con. Cứ mỗi lần người cha tâm sự với con về những người đồng mình thì đó lại chính là một lần nhà thơ y Phương như nhắc đến được phẩm chất cao đẹp của người đồng mình rõ ràng biết bao nhiêu. Hình ảnh của người đồng mình cực nhọc như muốn nói đến cuộc sống vất vả phải lên thác xuống ghềnh. Nhưng vượt qua hết tất cả thì đó chính là sự giàu ý chí cũng như biết lấy nỗi buồn để có thể nuôi chí lớn. Người đồng mình cũng đã lại biết lấy những cái cao xa của đất trời để đo nỗi buồn, đo chí lớn đó. Và hơn hết thì người cha cũng luôn luôn mong muốn con của mình ghi nhớ lấy tất cả những truyền thống tốt đẹp để ghi nhớ, để học hỏi và để tự hào.

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn…nghèo đói.

Quê hương được biết đến chính là nơi chon rau cắt rốn của mỗi người, ai ai cũng sẽ có quê hương của riêng mình. Đặc biệt cho dù quê hương dù có nghèo đói, khổ đau,… thế nhưng bát cơm, dòng nước xanh mát của quê hương vẫn chảy trong ta, thực sự cũng chính nơi đó ấp iu bao nghĩa tình.

Y Phương còn nhắc đến phong tục "Đục đá" và thông qua hình ảnh này cũng chính là một cách nói cụ thể dường như để có thể diễn đạt công việc lao động vất vả theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng của câu thơ. Cho dù gian khó nhưng họ vẫn luôn lao động để có thể xây dựng lên quê hương tươi đẹp của chính họ. Có thể nhận thấy được đó cũng chính là một thứ tình yêu chân chính và sâu sắc thế nhưng tình yêu cũng lại phải được biểu hiện bằng một hành động cụ thể. Câu thơ "quê hương thì làm phong tục" mà phong tục được hiểu đó cũng chính là một lối sống, nếp sống sinh hoạt đẹp đẽ của quê hương vậy.

Từ tất cả những điều đó thì người cha mong muốn con hãy ghi nhớ những điều tốt đẹp, những truyền thống của quê hương để từ đó ghi nhớ, không bao giờ được quên.

Con ơi, tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

Bài thơ “Nói với con” nhà thơ Y Phương cũng đã sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng sử dụng hình ảnh mộc mạc, cô đọng mà vẫn phong phú, sinh động, hấp dẫn khiến cho bài thơ để được nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Vy
23/01/2022 09:48:03
+4đ tặng
Nếu dòng sữa ngọt ngào và lời ru của mẹ nuôi ta khôn lớn thì những lời dậy ân tình của cha giúp ta trưởng thành, rắn rỏi và mạnh mẽ hơn trên bước đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài học lớn nhất cha dạy con là phải yêu quê hương, yêu lấy cội nguồn gốc rễ của mình và yêu lấy “người đồng mình”. Thời gian trôi qua, con trưởng thành và khôn lớn trong nhịp sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Người cha còn nhắn nhủ đến con phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Đó là những lời nhắn nhủ yêu thương của cha dành cho con, là bài học đầu đời để con khắc ghi về tình yêu với thiên nhiên và con người quê hương chan chứa nghĩa tình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư