1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
- Diện tích Tây Nguyên: 54475 km2
- Gồm Các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk , Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Tiếp giáp:
+ Phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam: giáp duyên hải Nam Trung Bộ
+ Phía Tây Nam: giáp Đông Nam Bộ
+ Phía Tây: giáp Lào và Cam- pu-chia
- So với các vùng khác: Là vùng đất duy nhất ở nước ta không giáp biển.
- Ý nghĩa:
+ Gần vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ thuận lợi cho việc phát triển, tiêu thị sản phẩm.
+ Mở rộng quan hệ với hai nước láng giềng Lào và Cam –pu-chia.
+ Có vị trí chiến lược về mặt kinh tế và quốc phòng.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Các dòng sống bắt nguồn từ Tây Nguyên:
+ Sông Xê-xan
+ Sông Xrê –pôk
+ Sông Ba
+ Sông Đồng Nai
- Phải bảo vệ rừng đầu nguồn vì:
+ Trước hết sẽ giúp bảo vệ chính nguồn năng lượng, nguồn nước cho Tây Nguyên.
+ Tây Nguyên là thượng nguồn của các con sông đổ về Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Việc bảo vệ rừng khu vực đầu nguồn ở đây có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần điều tiết dòng chảy sông ngòi, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất.
+ Việc bảo vệ rừng giúp điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, hạn chế hạn hán thiếu nước vào mùa khô (đặc biệt ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ).
- Đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên: Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới; khí hậu cao nguyên mát mẻ đem lại thế mạnh về du lịch (Đà Lạt).
-Khoáng sản: Bô-xit với trữ lượng lớn (hơn 3 tỉ tấn), có giá trị phát triển công nghiệp luyện kim màu, công nghiệp khai thác khoáng sản.
- Bô-xít phân bố ở khu vực Tây Nguyên.