Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nếu gặp được người có hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng, em sẽ làm gì

Nếu gặp được người có hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng, em sẽ làm gì
4 trả lời
Hỏi chi tiết
123
0
0
rén
24/01/2022 12:02:33
Chỉ nghĩ đến bản thân

Trong bất kỳ hoạt động nào của đời sống, mỗi người đều cần thể hiện nếp sống văn minh. Thế nhưng, không ít người chỉ vì sự tiện lợi, thoải mái, nhanh chóng cho mình mà có những hành vi không chuẩn mực. Điều này thấy rất rõ ở hoạt động giao thông.

Vào các giờ cao điểm trong ngày, tình trạng ùn tắc giao thông, kẹt xe diễn ra ở nhiều nơi ở TP.Biên Hòa. Theo các cơ quan chức năng, một trong những nguyên nhân chính gây kẹt xe trên các tuyến đường này là do người đi đường không đi đúng làn đường của mình.

Anh Phạm Quốc Vinh, một kỹ sư điện tử (ngụ phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa) làm việc tại một công ty ở Khu công nghiệp Biên Hòa 2 cho hay, vào giờ đi làm hay tan tầm, ở một số giao lộ, rất dễ bắt gặp hình ảnh người đi đường không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, không đi đúng làn đường của mình. Cứ chỗ nào trống là họ lấn tới, bất chấp cả vỉa hè, chen vào làn đường ngược chiều khiến cho nút thắt càng chặt hơn, khó gỡ hơn và cuối cùng là “rối nùi” không bên nào đi được.

Đặc biệt, ở những khu chung cư, vẫn có không ít người chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà không nghĩ đến người khác xảy ra rất phổ biến. Bà Nguyễn Thị Lành sống trong khu chung cư ở xã Hóa An (TP.Biên Hòa) than thở: “Cùng sống với nhau trong một chung cư, đòi hỏi mọi người cùng giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, an toàn cháy nổ cho dân cư cả tòa nhà, nhưng vẫn có người thích làm gì thì làm khi gần nửa đêm vẫn còn khoan đục tường khiến cho người già, trẻ nhỏ thức giấc; từ tầng cao tự tiện vứt rác, hất nước rửa xuống sân hay tận dụng hành lang để nấu củi lửa gây nguy cơ về cháy, nổ. Nói ra thì mất lòng, không nói thì bực bội vì lối sống thiếu văn hóa, thiếu ý thức của một số người”.

Tương tự, ở các bệnh viện, nhà ga, bến xe, điểm bán vé tại các rạp chiếu phim… dù có biển cấm hút thuốc nhưng nhiều người vẫn vô tư “phà” khói thuốc và chỉ ngưng khi người có trách nhiệm đến nhắc. Việc xếp hàng để chờ tới lượt khám bệnh, hay mua vé ở một số nơi khi không có lực lượng bảo vệ cũng hay xảy ra tình trạng nhốn nháo tranh chỗ.

Cách ứng xử tại các bệnh viện cũng là vấn đề “nóng” trong thời gian qua. Mới nhất là vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ Khoa Sản Bệnh viện đa khoa Đồng Nai vào ngày 26-6, chỉ vì không chịu được tiếng loa phát thanh tại Khoa Sản khiến nhiều người bất bình.

Giám đốc Sở Y tế Phan Huy Anh Vũ cho rằng, dù vì bất cứ lý do gì, hành vi tấn công bác sĩ, nhân viên y tế là hành động phản cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nhân lực cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân, ảnh hưởng gián tiếp đến an toàn cho bệnh nhân và thân nhân tại bệnh viện. Do đó hành vi này phải được xử lý nghiêm theo đúng pháp luật, như vậy mới mang tính răn đe, giáo dục, tránh các trường hợp tái phạm.

* Cùng bài trừ hành vi xấu

Hiện nay, chế tài đối với các hành vi, lời nói, cử chỉ xúc phạm đến người khác, gây rối nơi công cộng đã được quy định tại Điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. Cụ thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 5 triệu đồng (tùy mức độ vi phạm) đối với những hành vi, lời nói, cử chỉ xúc phạm đến người khác, gây rối nơi công cộng...

Dù đã có quy định nhưng mức xử phạt còn quá thấp, không đủ sức răn đe. Điển hình như: hành vi ôm hôn một phụ nữ trong thang máy (ở TP.Hà Nội), lớn tiếng lăng mạ nhân viên Sân bay Tân Sơn Nhất... nhưng chỉ bị xử phạt hành chính 200 ngàn đồng (dựa theo Khoản 1, Điều 5, Nghị định 167 do có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác), đã khiến dư luận không đồng tình.

Nhiều ý kiến cho rằng đó là một mức xử phạt không có tính răn đe và có thể tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến văn hóa, đạo đức và gây bức xúc trong xã hội.

Hay như Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ năm 2013 nghiêm cấm các hành vi hút thuốc lá nơi công cộng... nhưng đến nay rất khó để xử lý hành vi này vì thiếu chế tài xử lý. Trong khi thuốc lá là sản phẩm gây nghiện nhưng lại được bày bán tràn lan ở khắp mọi nơi, với giá rất rẻ, bất cứ ai cũng có thể mua được.

Đối với hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng, bên cạnh tăng các mức xử phạt, chế tài để xử lý thì điều quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác của mỗi người. Có thể nói rằng, giao tiếp, ứng xử nơi công cộng được xem là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi người. Ứng xử có văn hóa nơi công cộng là nếp sống văn minh, đạo đức cần được mọi người coi trọng, nhất là giới trẻ. Nếu chỉ biết đặt “cái tôi” của mình lên trên hết để rồi ứng xử không đúng mực, người đó không chỉ tự làm xấu hình ảnh chính mình mà còn gây tổn thương cho người khác, ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hiển
24/01/2022 13:55:03
+4đ tặng
nhắc nhở họ và sẽ báo với cấp trên.
0
0
Ẩn Danh
24/01/2022 14:24:12
+3đ tặng
Nhắc nhở họ.
Chúc học tốt!
0
0
Erina
23/02/2022 08:56:10
nhac nho ho nha bn 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Tổng hợp Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư