Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
MÙA GIÁP HẠT.
. Những bữa cơm độn sản, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên.
Ba anh em tôi luôn được bổ mẹ nhường phần cơm. Bổ mę ăn phần sản và khoai lang,
chúng tôi cứ vô tưr än ngon lành. Và những bữa com như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi,
nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó.
Trong bữa cơm, thường có một bát măm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn
được mẹ băm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi,
mà anh em tôi thấy ngon biết mấy.
Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trảng, trần trọc với viết bao
lo läng. Tóc bổ ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thể lớn
lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bổ, lớn lên trong tình yêu
thương, đùm bọc của của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi
cơm độn khoai sản. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong
lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng.
Quê tôi không còn cánh phải ăn cơm độn sản khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lãm những
mùa giáp hạt.
(Trich Mùa giáp hạt., Nguyễn Trung Thành, Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày
26/4/2018, trang 50)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: Hãy đặt một nhan đề mới cho văn bản trên.
Câu 3: Anh em tôi cứ thể lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của
bổ, lớn lên trong tinh yêu thương, đùm bọc của của gia đinh. Lớn lên trong những mùa
giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sản.
Cụm từ lớn lên trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ gi?
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gi với gia đình?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
228
0
0
Ryo-chan
28/01/2022 11:42:16
+5đ tặng

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.

Câu 2.

Nhan đề mới: Kỉ niệm không quên

Câu 3.

- Cụm từ lớn lên trong các câu văn được tác giả dùng thể hiện biện pháp điệp ngữ.

- Tác dụng của biện pháp điệp: nhấn mạnh cội nguồn nuôi dưỡng sự trưởng thành cho tác giả. Đó là sự hi sinh của cha mẹ, là những vất vả tảo tần bố mẹ đã gánh chịu để đem đến cho con ấm no dù vào những mùa giáp hạt. Không chỉ nuôi dưỡng thể xác, “anh em tôi” còn được nuôi dưỡng về tâm hồn, được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình. Tất cả để lại trong lòng tác giả lòng biết ơn không thể nào quên.

Câu 4.

Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tình yêu thương, sự kính trọng với gia đình, đặc biệt là lòng biết ơn vô bờ bến đối với đấng sinh thành. Tác giả hiểu thấu những vất vả gian lao mà bố mẹ phải trải qua trong những mùa giáp hạt. Nhưng hơn tất thảy, bố mẹ vẫn luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Dù không còn phải ăn cơm độn khoai sắn nhưng tác giả vẫn “nhớ lắm những mùa giáp hạt” vì trong những hoàn cảnh khó khăn ấy, con người mới cảm nhận được hết tấm lòng của những người thân thương xung quanh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư