Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu

Có bao giờ bạn mơ thấy một âm thanh, chỉ một âm thanh thôi, không hình ảnh. Đó là khi bạn nghe mơ hồ bên tai như có ai đó đang gọi tên mình “A. ơi”, vừa như ngay bên cạnh vừa như xa xôi lắm. Mơ hồ như là một giấc chiêm bao.
Đó là tiếng “ơi” mà lúc nhỏ tôi hay nghe lắm, có ngày nghe đến hàng chục lần. Có khi bà ngoại gọi “A. ơi về ăn cơm”, có khi nghe cậu bạn thân “A. đi câu cá”, có khi là đứa em trai thì thầm vào tai “A. ơi” khi muốn xin xỏ thứ gì. Nhưng cũng có khi là tiếng kêu “… ơi” của mẹ, gọi về phát cho mấy cái đũa bếp vào mông vì cái tội ham chơi.

Đã bao lâu rồi, tôi không được nghe tiếng “ơi” ấy!

Những buổi sớm mai của thời thơ ấu, tôi thường bị đánh thức khi trời còn tờ mờ sương, bởi tiếng nước chảy trong trẻo đổ từ gàu vào chiếc thùng thiếc vọng từ ngoài giếng. Rồi những âm thanh đến gần hơn. Ngay dưới nhà bếp thôi. Tiếng nước sôi réo trong ấm, tiếng lửa nổ tanh tách. Tiếng phin cà phê va vào nhau lách cách. Và tôi trở mình trong chăn, mơ màng ngủ lại giữa chập chùng những tiếng rì rầm trò chuyện của ba mẹ. Chuyện lúa gạo, chuyện học hành, chuyện chiếc xe bò đang bị hỏng cái bánh xe, chuyện một người quen ở xa mới về… Thoảng hoặc pha những tiếng cười rất nhẹ. Đó chính là âm thanh mà tôi yêu thích nhất. Tiếng trò chuyện rì rầm ấy, vào buổi ban mai. Cái âm thanh thủ thỉ, vừa xa vừa gần, tin cậy, và tràn đầy yêu thương. Nó khiến tôi thấy lòng hạnh phúc và bình yên vô hạn.
Âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe? Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden.

Thứ âm nhạc thần kì có thể mang cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của tiếng ai đó đang gọi tên tôi.
Các bác sĩ thống kê rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé. Điều đáng nói là những chiếc ti vi ra rả suốt ngày không thay thế được tiếng mẹ, tiếng cha, mà còn làm cho tình trạng chậm nói của các em trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi trẻ em, ở cái tuổi bi bô ấy, phải nghe và được lắng nghe với tình yêu cũng như sự thông hiểu, thì mới nói được. Nghĩa là không chỉ có người lớn mới có lúc thèm nghe tiếng người mà ngay cả trẻ con cũng vậy.
Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!
Một tiếng người thực sự ân cần, yêu thương, quan tâm, gần gũi… Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.

C âu 1: Theo văn bn ,th âm thanh mà tác gi yêu thích trong văn bn
Câu 2: Tìm mt câu văn th hin bng trng khách quan tronh văn bn
Câu 3: Em hi
u thế nào v cm t Thèm nghe tiếng người

Câu 4: Để thuyết phục người đọc ,tác giả bài viết đưa ra trình tự lập luận như thế nào

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
117
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### Câu 1:
Theo văn bản, thứ âm thanh mà tác giả yêu thích chính là những âm thanh từ thời thơ ấu, đặc biệt là "tiếng trò chuyện rì rầm của ba mẹ vào buổi ban mai". Đây là âm thanh khiến tác giả cảm thấy hạnh phúc và bình yên.

### Câu 2:
Một câu văn thể hiện bằng chứng khách quan trong văn bản là: "Các bác sĩ thống kê rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé." Câu này đưa ra thông tin đáng tin cậy từ nguồn thống kê để minh chứng cho quan điểm của tác giả.

### Câu 3:
Em hiểu thế nào về cụm từ “Thèm nghe tiếng người”? Cụm từ này thể hiện một nhu cầu và mong mỏi từ sâu thẳm trong tâm hồn con người. Tác giả cảm thấy thiếu thốn, trống trải khi không có sự giao tiếp, kết nối với người khác. Âm thanh của tiếng nói con người mang lại sự gần gũi, yêu thương và sự thấu hiểu, điều mà âm nhạc không thể hoàn toàn thay thế.

### Câu 4:
Để thuyết phục người đọc, tác giả bài viết đưa ra trình tự lập luận như sau:
1. **Khởi đầu bằng cảm xúc riêng**: Tác giả chia sẻ trải nghiệm cá nhân về âm thanh yêu thích từ thời thơ ấu.
2. **Phân tích nguyên nhân**: Tác giả nêu rõ nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hụt giao tiếp giữa con người với nhau, dẫn đến việc chậm nói ở trẻ em.
3. **Cảnh báo về tình hình hiện tại**: Tác giả chỉ ra rằng xã hội ngày nay đang dần ít giao tiếp hơn qua việc sử dụng công nghệ như tin nhắn, mạng xã hội.
4. **Khuyến khích hành động**: Tác giả kêu gọi mọi người nên tạo cơ hội để giao tiếp trực tiếp với nhau, hãy nói lời yêu thương, ân cần thay vì sử dụng công nghệ để thay thế.
1
0
ngân trần
26/11/2024 19:39:30
+5đ tặng
  1. Câu 1: Theo văn bản, thứ âm thanh mà tác giả yêu thích trong văn bản là tiếng nói của con người, cụ thể là tiếng gọi tên “...ơi” đầy yêu thương, gần gũi. Đó là âm thanh của những lời gọi thân thuộc như từ bà ngoại, bạn bè, mẹ, hoặc em trai.

    Câu 2: Một câu văn thể hiện bằng chứng khách quan trong văn bản là: "Các bác sĩ thống kê rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé." Đây là thông tin từ các bác sĩ, có căn cứ và số liệu cụ thể.

    Câu 3: Cụm từ “Thèm nghe tiếng người” trong văn bản có thể hiểu là tác giả đang cảm thấy thiếu vắng sự giao tiếp chân thật, gần gũi và tình cảm của con người trong thế giới hiện đại, khi mà sự giao tiếp qua công nghệ đang dần thay thế sự tiếp xúc trực tiếp, khiến cho con người cảm thấy cô đơn và khao khát được nghe những tiếng nói thân thuộc, ân cần.

    Câu 4: Để thuyết phục người đọc, tác giả bài viết đưa ra trình tự lập luận theo cách sau:

    • Bắt đầu từ việc miêu tả những âm thanh thân thuộc trong tuổi thơ để khơi gợi ký ức của người đọc.
    • Sau đó, tác giả đưa ra một luận điểm về việc thiếu vắng những âm thanh ấy trong cuộc sống hiện tại.
    • Tiếp theo, tác giả dẫn chứng một thông tin khoa học về tác động của việc thiếu giao tiếp đối với trẻ em.
    • Cuối cùng, tác giả kêu gọi mọi người nên chú trọng đến giao tiếp trực tiếp với nhau, thay vì chỉ sử dụng công nghệ, để tạo ra sự gắn kết và gần gũi trong cuộc sống.





     

 




 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
namJr
26/11/2024 19:39:31
+4đ tặng
Câu 1: Thứ âm thanh mà tác giả yêu thích trong văn bản
Thứ âm thanh mà tác giả yêu thích là tiếng trò chuyện rì rầm của ba mẹ vào buổi ban mai, khi họ nói về những chuyện đời thường như lúa gạo, học hành, hay chiếc xe bò bị hỏng. Đó là âm thanh vừa xa vừa gần, tin cậy, tràn đầy yêu thương, mang lại cảm giác hạnh phúc và bình yên.
---
Câu 2: Một câu văn thể hiện bằng chứng khách quan trong văn bản
"Các bác sĩ thống kê rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé."
(Câu này dựa trên số liệu thống kê, mang tính khách quan để chứng minh lập luận của tác giả.)
---
Câu 3: Em hiểu thế nào về cụm từ “Thèm nghe tiếng người”
Cụm từ "Thèm nghe tiếng người" thể hiện khát khao được lắng nghe những âm thanh thân thuộc, ấm áp, và tràn đầy yêu thương từ con người, chứ không phải âm thanh lạnh lẽo từ máy móc hay công nghệ. Nó là nhu cầu cảm xúc cơ bản, mong muốn được kết nối và chia sẻ thực sự qua lời nói chân thành.
---
Câu 4: Trình tự lập luận của tác giả để thuyết phục người đọc
1. Khơi gợi cảm xúc cá nhân: Tác giả bắt đầu bằng những ký ức và cảm xúc của bản thân về âm thanh thân thuộc trong quá khứ như tiếng gọi “...ơi” hay tiếng trò chuyện rì rầm của ba mẹ.
2. Dẫn chứng thực tế: Tác giả sử dụng số liệu khách quan về việc trẻ em chậm nói do thiếu sự giao tiếp từ cha mẹ, đồng thời nhấn mạnh vai trò của lời nói trong việc xây dựng mối quan hệ và phát triển ngôn ngữ.
3. Phê phán hiện tượng xã hội: Tác giả chỉ ra xu hướng giao tiếp gián tiếp qua công nghệ (YM, Facebook, tin nhắn), dẫn đến sự xa cách giữa con người.
4. Kêu gọi hành động: Cuối bài, tác giả thuyết phục người đọc trở lại với giao tiếp trực tiếp, hãy nói chuyện với nhau nhiều hơn bằng những lời yêu thương chân thành.
Trình tự này dẫn dắt từ cảm xúc, lý trí đến hành động, tạo sự đồng cảm và thuyết phục cao.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×