Đàn ghi ta của Lor-ca là tiếng long đầy ngưỡng mộ cũng như cảm thương cho số phận bất hạnh của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Bên cạnh việc tái hiện thành công hình tượng Lor-ca, Thanh Thảo còn thể hiện xuất sắc hình tượng tiếng đàn. Một biểu tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa và giàu giá trị nghệ thuật.
Tiếng đàn là hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm, nhưng tiếng đàn đã được Thanh Thảo tái hiện hết sức đặc biệt:
Những tiếng đàn bọt nước
Tiếng đàn vốn thuộc về trường thính giác, nhưng dưới cái nhìn của Thanh Thảo nó đã được hữu hình hóa tựa như những bọt nước. Bọt nước gợi ra hình ảnh của những âm thanh tròn trịa, trong trẻo, thanh khiết nhưng đồng thời nó cũng gắn liền với sự mong manh, dễ vỡ, cũng như chính cuộc đời ngắn ngủi của Lor-ca vậy. Tiếng đàn còn vô cùng phóng khoáng tự do: “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”, tiếng hát vô tư, chìm đắm trong nghệ thuật của Lor-ca đã khiến cho chàng phải chịu một cái chết vô cùng đột ngột, bất ngờ.
Đoạn thơ tiếp theo là đoạn thơ hay nhất, đặc sắc nhất miêu tả tiếng đàn với nhiều cung bậc cảm xúc, sắc thái khác nhau.
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
Trong đoạn thơ này ảnh hưởng từ thơ tượng trưng, Thanh Thảo đã sáng tạo một loạt hình ảnh dựa trên cơ chế tương giao chuyển đổi cảm giác. Hình ảnh đầu tiên chính là tiếng ghi ta nâu, âm thanh của tiếng đàn đã được ghi lại bằng mày sắc. Bản thân màu sắc gợi ra nhiều lới nghĩa khác nhau, có thể là màu khởi nguyên của sự sống – đất; có thể là màu của cây đàn ghi ta; nhưng cũng có thể là màu mắt của cô gái di-gan sống trên thảo nguyên.
Hình ảnh tiếng ghi ta xanh lại tiếp tục là một hình ảnh thơ đa nghĩa nữa. Có thể hiểu tiếng đàn ghi ta như là xanh biết mấy, sự chuyển đổi giữa âm thanh tiếng đàn đến sức xanh của lá, gợi nên sức sống, sự tươi non, góp phần khẳng định sức sống bền bỉ của tiếng đàn. Cũng có thể hiểu tiếng đàn ghi ta làm lá xanh biết mấy, ở đây sức sống và giá trị của tiếng đàn còn to lớn và mãnh liệt hơn nữa. Nó không chỉ là giá trị tự thân của tiếng đàn mà còn có sức lao tỏa, tác động làm các sự vật, hiện tượng bừng lên sức sống, lá cây xanh hơn, cuộc đời đẹp đẽ hơn.
Tiếp tục phát huy tài năng của mình, Thanh Thảo sáng tạo ra âm thanh thứ ba, đó là tiếng đàn tròn. Hình ảnh tiếng đàn tròn đã xuất hiện ở đầy tác phẩm đến đây lại được lặp lại một lần nữa. Tiếng đàn bọt nước biểu tượng cho sự tròn trịa, long lanh, nếu ở đầu bài thơ mới chỉ là dự cảm về sự mong manh, dễ vỡ thì đến đây đã trở thành hiện thực. Động từ “vỡ tan” đã một lần nữa khẳng định sự mong manh ấy, nó diễn ra vô cùng nhanh chóng và bất ngờ.