Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
05/02/2022 13:50:27

Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi)trình bày suy nghĩ của em về ý kiến

Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi)trình bày suy nghĩ của em về ý kiến:Tác phẩm văn học giúp cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn,tình tế và sâu sắc hơn.
3 trả lời
Hỏi chi tiết
891
1
3
Bngann
05/02/2022 13:52:52
+5đ tặng

Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: điều gì khiến mỗi tác phẩm văn học mang hình hài một chiếc lá thả mình vào dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kỳ, hấp dẫn? Một vần thơ sâu chảy tự tâm hồn? Để rồi ngày kia khi tìm đến câu nói " Tác phẩm văn học giúp cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn,tình tế và sâu sắc hơn" tôi chợt hiểu rằng dáng lá chao mình ấy chính là giá trị mà đằng sau mỗi tác phẩm mang đến cho người đọc. 

   Văn học là một loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thân thiết với đời sống tinh thần của con người. Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật của ngôn từ, là kết quả của tiến trình lao động bằng trí óc của người nghệ sĩ mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn có tính thẩm mỹ. Nhận định đã đề cập đến chức năng, giá trị của một tác phẩm nghệ thuật, đó chính là " giúp cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn,tinh tế và sâu sắc hơn".  M.L.Kalinine đã từng phát biểu "Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn".Văn học là tấm gương phản ánh chân thực và cảm động hiện thực đời sống. Dù văn học viết về vấn đề gì của đời sống, một vấn đề lớn lao, bão táp của cách mạng hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa thì cũng đều mang nặng tâm tư, tình cảm của người cầm bút. Văn học là cuốn bách khao toàn thư về cuộc sống, vì vậy có thể giúp tâm hồn của con người trở nên phong phú hơn và sâu sắc hơn. Lê Ngọc Trà từng khẳng định " Văn học là tiếng nói của tình cảm, là sự giải lòng và gắn bó tâm tư". Văn học khơi dậy trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người những cung bậc tình cảm đa dạng ' gây cho ta những tình cảm ta chưa có, rèn cho ta những tình cảm ta sẵn có" 

   Ý kiến đã bàn về chức năng của văn học đối với cuộc sống con người. Trong đó nổi bật là 3 chức năng chính: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh hiện thực của văn học. Nó có thể đem đến cho người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân loại từ xưa đến nay; về vẻ đẹp thiên nhiên ở nước mình và trên khắp thế giới.Ở nước ta, văn học dân gian và các tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tố Hữu… đều cho thấy cái gì là đáng yêu, đáng ghét trong xã hội, giúp chúng ta có khả năng phân tích, đánh giá để nhận ra chân giá trị của mỗi con người. Ngoài chức năng nhận thức, văn học còn có chức năng nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm, đạo đức cho con người. Văn học luyện cho người đọc thói quen cảm thụ tinh tế, mài sắc khả năng nhận ra cái thật, cái giả, cái thiện, cái ác trong cuộc sống. Đại thi hào người Nga M.Gorki đã từng nhận định: "Văn học là nhân học" trước hết nhấn mạnh đến mục đích của văn học là giúp con người hiểu được chính mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy sinh trong con người một khát vọng hướng tới chân lí, biết đấu tranh với cái xấu, biết tìm tòi và hướng tới cái đẹp của con người và cuộc sống.Chức năng thẩm mĩ của văn học làm cho tầm vóc con người lớn hơn, đời sống tinh thần trong sáng, phong phú hơn.Văn học mang lại sự hưởng thụ lành mạnh, bổ ích cho tâm hồn. Đặc điểm của hưởng thụ thẩm mĩ là nâng cao con người lên trên những dục vọng và lợi ích vật chất tầm thường. Đi vào thế giới của văn học, người đọc chia sẻ buồn vui, sướng khổ với nhân vật.Thật vậy, ":Tác phẩm văn học giúp cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn,tình tế và sâu sắc hơn"

  Đồng thời ý kiến cũng đặt ra những yêu cầu, đem đến những bài học cho người cầm bút. Ngườinghệ sĩ trước hết phải có cả cái tâm và cái tài để có thể sáng tạo và gử gắm những tâm tư, thông điệp đúng đắn, góp phần bồi đắp thêm tâm hồn mỗi người. Họ vừa là nhà thám hiểm, vừa là nhà khoa học, dám can đảm vùi mình vào cơn sóng của hiện thực để tìm ra những viên ngọc lấp lánh của tình cảm, của giá trị con người. Đồng thời người sáng tao cũng phải mở rộng tâm hồn mình để đón lấy những vang vọng của đời cùng với viẹc tìm cho mình một phong cách sáng tạo độc đáo để khai thác đầy đủ các khía cạnh của cuộc sống.

   Nhận định mang giá trị và ý nghĩa vô cùng lớn lao sẽ là kim chỉ nam cho mỗi sáng tác của người nghệ sĩ muốn tác phẩm của mình còn mãi với thời gian.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hiroyu
05/02/2022 14:00:54
+4đ tặng

Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: điều gì khiến mỗi tác phẩm văn học mang hình hài một chiếc lá thả mình vào dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kỳ, hấp dẫn? Một vần thơ sâu chảy tự tâm hồn? Để rồi ngày kia khi tìm đến câu nói " Tác phẩm văn học giúp cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn,tình tế và sâu sắc hơn" tôi chợt hiểu rằng dáng lá chao mình ấy chính là giá trị mà đằng sau mỗi tác phẩm mang đến cho người đọc. 

   Văn học là một loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thân thiết với đời sống tinh thần của con người. Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật của ngôn từ, là kết quả của tiến trình lao động bằng trí óc của người nghệ sĩ mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn có tính thẩm mỹ. Nhận định đã đề cập đến chức năng, giá trị của một tác phẩm nghệ thuật, đó chính là " giúp cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn,tinh tế và sâu sắc hơn".  M.L.Kalinine đã từng phát biểu "Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn".Văn học là tấm gương phản ánh chân thực và cảm động hiện thực đời sống. Dù văn học viết về vấn đề gì của đời sống, một vấn đề lớn lao, bão táp của cách mạng hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa thì cũng đều mang nặng tâm tư, tình cảm của người cầm bút. Văn học là cuốn bách khao toàn thư về cuộc sống, vì vậy có thể giúp tâm hồn của con người trở nên phong phú hơn và sâu sắc hơn. Lê Ngọc Trà từng khẳng định " Văn học là tiếng nói của tình cảm, là sự giải lòng và gắn bó tâm tư". Văn học khơi dậy trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người những cung bậc tình cảm đa dạng ' gây cho ta những tình cảm ta chưa có, rèn cho ta những tình cảm ta sẵn có" 


 
1
1
Ngọc Hiển
05/02/2022 14:03:31
+3đ tặng
Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. Văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.
Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.
Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…
Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niểm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “ Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông. 
Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa. 
Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê chách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.
Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người.
Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người, giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo