Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Kiểu bài: dạng bài phân tích tác phẩm văn học.
- Vấn đề nghị luận: nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
- Phạm vi dẫn chứng, tư liệu: các căn cứ, hình ảnh, chi tiết,... thuộc phạm vi văn bản Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
2. Xác lập luận điểm, luận cứ- Luận điểm 1: Tiền đề lí luận
+ Tư tưởng nhân nghĩa
+ Chân lí về độc lập dân tộc
- Luận điểm 2: Soi chiếu lí luận vào thực tiễn
+ Tội ác của giặc Minh
+ Lòng căm thù giặc của nhân dân
- Luận điểm 3: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
+ Hình tượng người anh hùng Lê Lợi
+ Các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Luận điểm 4: Niềm tin, ý chí.
3. Sơ đồ tư duy4. Chi tiết dàn ý phân tích Bình Ngô đại cáo
a) Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, nhà văn nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.
+ Bình Ngô đại cáo
là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc.b) Thân bài
* Tiền đề lí luận
ADVERTISING- Tư tưởng nhân nghĩa
+ “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.
+ “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi
=> Với nét nghĩa tiến bộ, mới mẻ Nguyễn Trãi đã bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh đồng thời phân biệt rõ ràng ta chính nghĩa, địch phi nghĩa.
=> Tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – là cuộc khởi nghĩa nhân nghĩa, vì cuộc sống của nhân dân mà diệt trừ bạo tàn.
- Chân lí về độc lập dân tộc
+ Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục:
=> Bằng cách liệt kê tác giả đưa ra các chứng cứ hùng hồn, thuyết phục khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là chân lí không thể chối cãi.
+ Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.
+ Thái độ của tác giả:
=> Thể hiện ý thức về chủ quyền độc lập cao độ của tác giả.
- Sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại chân lí: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã,...
=> Là lời cảnh cáo đanh thép, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.
>> Xem bài Đại cáo bình ngô - Phần tác phẩm để củng cố lại kiến thức về tác phẩm này
* Soi chiếu lí luận vào thực tiễn
- Tội ác của giặc Minh
+ Tội ác xâm lược: Từ “nhân, thừa cơ” cho thấy sự cơ hội, thủ đoạn của giặc Minh, chúng mượn chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để gây chiến tranh xâm lược nước ta.
=> Vạch trần luận điệp bịp bợm, cướp nước của giặc Minh.
+ Tội ác với nhân dân:
=> Sử dụng biện pháp kiệt kê tố cáo những tội ác dã man của giặc.
=> Gợi hình ảnh đáng thương, tội nghiệp, khổ đau của nhân dân
=> Nỗi xót xa, đau đớn, thương cảm đối với nhân dân, sự căm phẫm đối với kẻ thù của tác giả.
- Lòng căm thù giặc của nhân dân.
+ Hình ảnh phóng đại “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh.
+ Câu hỏi tu từ “lẽ nào... chịu được”: Tội ác không thể dung thứ của giặc.
-> Thái độ căm phẫn, uất nghẹn không bao giờ tha thứ của nhân dân ta
=> Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh.
* Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Hình tượng người anh hùng Lê Lợi
+ Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”
+ Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”
+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống...”
+ Có lí tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước... dành phía tả”.
+ Có lòng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lòng nhức óc... nếm mật nằm gai... suy xét đã tinh”.
=> Hình tượng Lê Lợi vừa là con người bình dị đời thường, vừa là người anh hùng khởi nghĩa. Hình tượng Lê Lợi cũng là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi cho thấy tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa:
=> Giai đoạn đầu đầy khó khăn, thử thách, nhờ sự lạc quan, đồng lòng, đoàn kết, biết dựa vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mọi khó khăn.
+ Giai đoạn phản công và dành thắng lợi
=> Biện pháp liệt kê tái hiện không khí chiến trận máu lửa, sục sôi với những chiến thắng giòn giã liên tiếp của quân ta cũng như sự thất bại nhục nhã, ê trề của địch.
+ Sự thất bại nhục nhã, thảm thương của giặc Minh:
+ Khí thế vang dội và cách ứng xử của quân dân ta:
=> Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử
=> Niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc của tác giả.
* Niềm tin, ý chí
- Giọng điệu trang trọng, hào sảng cho thấy niềm tin và những suy tư sâu lắng của tác giả
- Sử dụng những hình ảnh về tương lai đất nước như “xã tắc từ đây vững bền, giang sơn từ đây đổi mới, thái bình vững chắc”, các hình ảnh của vũ trụ “kiền khôn, nhật nguyệt, ngàn thu sạch làu”
=> Đất nước, vũ trụ đang vận động theo hướng tươi sáng, tốt đẹp hơn.
=> Đây không chỉ là lời tuyên bố kết thúc còn là niềm tin tưởng, lạc quan về sự nghiệp xây dựng đất nước.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Sử dụng sáng tạo và thành công thể cáo
- Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính trị và yếu tố văn chương.
- Sử dụng các biện pháp liệt kê, phóng đại, đối lập,...
c) Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Liên hệ với “Nam quốc sơn hà”, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |