Khổ thơ đầu của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã thể hiện khái quát được tầm vóc và hình ảnh của người lính lái xe Trường Sơn. Thật vậy, chỉ với bốn dòng thơ đầu, người đọc đã hình dung được phần nào tư thế và tầm vóc của những người lính quả cảm ấy. Hai câu thơ đầu tiên “Không có kính không phải vì xe không kính/Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi” không chỉ lí giải được nguyên nhân khiến cho kính vỡ mà còn phần nào tái hiện được hoàn cảnh chiến đấu khó khăn và gian khổ của những người lính lái xe. Xe của họ không có kính không phải là do bản chất của xe không có kính mà nguyên nhân là vì bom đạn của chiến trận làm cho kính xe vỡ đi không còn nữa. Hình ảnh của những chiếc xe không kính trong chiến trường Trường Sơn không chỉ tái hiện được sự ác liệt của chiến trường mà còn tái hiện được hình ảnh quả cảm, bất khuất của những người lính trong hoàn cảnh ấy. Thế nhưng, hai câu thơ tiếp theo “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” đã nhấn mạnh được tư thế và tầm vóc của những người lính lái xe. Đảo ngữ “dung dung” cùng với đại từ xưng hô “ta” nhằm nhấn mạnh tư thế quả cảm, bất khuất của người lính, thái độ lạc quan, dũng cảm của những người lính. Trong cuộc chiến quả cảm của dân tộc và mang trên vai sứ mệnh cao cả, bức tranh về những người lính quả cảm đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động. Điệp ngữ “nhìn” cùng với danh từ đất, trời, thẳng đã thể hiện được tầm nhìn mở rộng cùng với tâm thế quả cảm, lạc quan, kiên cường của những người lính ấy. Trong cuộc chiến khốc liêt, họ vẫn luôn giữ được tâm thế lạc quan cùng thái độ kiên cường, bất khuất