Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

           “Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thì xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân, độ quốc.

           Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên,… Có người phải bỏ cuộc, người khác lại leo lên, quang cảnh hết sức vui nhộn.

           Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương cháy thành ngọn lửa. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa và đốt vào những ngọn đuốc. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội”.

                                                                 (SGK Ngữ văn 6 -  Chân trời sáng tao, trang 28).

Câu 1. Theo văn bản, mục đích của việc các đội hình thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để làm gì?

Câu 2. Chỉ ra các chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng ăn ý với nhau.

BLCác chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng ăn ý với nhau: trong lúc một thành viên của đội làm nhiệm vụ lấy lửa thì các thành viên khác, mỗi người làm một việc: người vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người thì giã thóc, người thì giần sàng thành gạo, người thì lấy nước nấu cơm, các đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem.

Câu 3. Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và hình ảnh người dự thi, em có nhận xét gì vẻ đẹp của con người Việt Nam?

Vẻ đẹp của con người Việt Nam: khỏe mạnh và khéo léo, nhanh nhẹn và sáng tạo; đoàn kết, phối hợp trong nhóm; có ý thức tập thể.

Câu 4a.  Em hãy kể tên những lễ hội của nước ta mà em biết (Tối thiểu 03 lễ hội). Theo em, việc giữ gìn và tổ chức những lễ hội truyền thống hằng năm hiện nay có những ý nghĩa gì?

Câu 4b. Theo em, chúng ta cần có cách ứng xử (thái độ, hành vi, lời nói) như thế nào khi tham gia các lễ hội?

(GV chọn một trong hai câu hỏi)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ 16

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Chẳng bao lâu, người chồng mất. Bà sinh một đứa bé không chân không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm,  toan vứt đi thì đứa bé bảo.

– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.

Nghĩ lại, thấy thương con, bà đành để lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ,  cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì. Một hôm, bà mẹ than phiền:

- Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày thì chẳng được tích sự gì.

 Sọ Dừa nói:

- Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò.

Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông.Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? Nhưng mà nuôi nó thì được cái ít tốn cơm, công sá chẳng là bao, hơn nuôi đứa khác nhiều. Thôi cứ thử xem!

 Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông  mừng lắm.”

                             (Sách Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo, tập 1 – Trang 41 - 42)

Câu 1. ( 0.5 điểm).  Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào của truyện cổ tích? Kể thêm tên một số truyện cổ tích có cùng kiểu nhân vật đó.

Câu 2. (0.75 điểm).  Nhận xét về ngoại hình và phẩm chất của Sọ Dừa qua đoạn trích.

- Ngoại hình: xấu xí, dị biệt (bé không chân không tay, tròn như một quả dừa)

- Phẩm chất:

+ Tự tin xin mẹ được ở chăn bò cho phú ông.

+ Chàng chăn bò rất giỏi: ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng.

à Sọ Dừa chăm chỉ, chịu khó, không sợ gian khổ, biết giúp đỡ mẹ; tự tin vào bản thân; thông minh và tài giỏi..  

Câu 3. (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu vai trò của yếu tố kì ảo trong đoạn trích trên.

*Các chi tiết kì ảo trong đoạn trích:

+ Sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.

+ Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.

*Vai trò của các yếu tố kì ảo:

+ Làm cho cốt truyện hay hơn, ly kỳ, hấp dẫn hơn.

+ Thể hiện ước mơ của nhân dân: người bất hạnh được bù đắp, có được khả năng kỳ diệu…. 

Câu 4. (0.75 điểm). Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người trong cuộc sống?

gúp mik nha !!!!!!!

0 trả lời
Hỏi chi tiết
1.084

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo