Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích câu tục ngữ sau: Một mặt người bằng mười mặt của

phân tích câu tục ngữ sau :Một mặt người bằng mười mặt của( ko chép mạng nhá)
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
116
1
0
tranphivu
08/02/2022 12:21:30
+5đ tặng
)Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Milu
08/02/2022 12:27:00
+4đ tặng

Con người là vô cùng quan trọng. Trong xã hội ngày nay đã có rất nhiều người hiểu được điều đó, gìn giữ trân trong sinh mạng. Nhưng bên cạnh ấy vẫn thấp thoáng đâu đó những con người quý trọng của cải vật hơn chính bản thân mình. Để nhắc nhở mọi người về điều này, người xưa đã có câu: “Một mặt người bằng mười mặt của”.

Câu hỏi đặt ra khó có thể trả lời ngay. Trước hết, tôi và bạn hãy cùng giải thích ý nghĩa của nó. “Một” là đơn vị đếm chỉ số ít. Còn “mặt người” ở đây chính là thân thể, tính mạng con người. “Mười” là đơn vị đếm chỉ số nhiều. “Mặt của” là những vật chất có giá trị. Như vậy, ta có thể hiểu “một mặt người bằng mười mặt của” muốn nói rằng tính mạng của một con người bằng rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn và còn có nhiều to lớn hơn thế. Ông cha ta đúc kết câu tục ngữ này nhằm khuyên nhủ cho mỗi chúng ta một bài học quý. Trong mọi trường hợp phải biết đặt sự an toàn cho tính mạng lên trên của cải vật chất đù đó là những thứ vô cùng quý báu. Đừng nên hy sinh vì tiền bạc, vật chất to lớn. Còn người là còn tất cả.

Quả đúng như vậy có con người sẽ có rất nhiều của cải. Từ xưa đến nay điều đó đã được chứng minh. Nếu một con người mất đi, của cải chắc chắn sẽ còn đó nhưng không thể sinh sổi nảy nở. Đổi lại của cải vật chất đã bị mất đi, con người vẫn sống thì có thể làm ra nhiều của cải hơn. Tiền bạc sẽ không bao giờ mua lại được một sinh mạng khi nó đã mất đi.

Con người có giá trị to lớn như vậy nhưng bên cạnh ấy vẫn có vô vàn những kẻ quý tiền bạc hơn sinh mạng thân thể mình. Tiêu biểu, chúng ta phải kể đến những người buôn ma túy phạm đến vòng pháp luật. Những người chỉ vì tiền mà bất chấp tất cả, họ biết rằng những việc làm đó sẽ bị pháp luật xử lý nhưng vẫn cố làm. Tiền bạc đã làm lu mờ ý chí của họ. Đứng trước hành vi này, xã hội cần phải có những biện pháp thật hữu hiệu. Nhà nước phải trừng phạt nặng kẻ đã làm hại con người. Có những cách ngăn chặn hành vi này không còn tái diễn nhưng các bạn ơi hàng loạt các giải pháp đó chỉ là một nhân tố, cốt lõi là ở ý thức mỗi người ta phải thấu hiểu sâu sắc lời dạy bảo chỉ giáo của người xưa.

Tóm lại, người xưa đúc kết câu tục ngữ đó quả đúng đắn chí lý. Đó là một chân lý đắt giá, sáng ngời. Nó sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu sống mãi trong tiềm thức mỗi người đất Việt.
 

1
0
Hiển
08/02/2022 12:49:14
+3đ tặng

MB : - Giới thiệu câu tục ngữ .

TB : 

- Ý nghĩa câu tục ngữ : Câu tục ngữ à lời khẳng đinh về giá trị to lớn, quý báu của con người:"Một mặt người bằng mười mặt của."

- Gía trị mà câu tục ngữ thể hiện : 

+ Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

+ Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.

+ Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.

+ Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

+ Bên cạnh đó câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may : (Của đi thay người. Người làm ra của, của không làm ra người…).

+ Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sáng tỏ thêm quan điểm quý trọng con người của ông cha ta như: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe…

- Các trường hợp vận dụng câu tục ngữ : 

+ Khi nhà bị mất trộm và mọi người an ủi chúng ta.

+ Khi ta may mắn thoát nạn lũ lụt  và mọi người khuyên nhủ chúng ta. 

KB : - Khẳng định giá trị mà câu tục ngữ mang lại. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×