– Địa hình tác động đến nhiệt độ:
+ Độ cao địa hình: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm vì càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6 °C
+ Hướng sườn: sườn phơi nắng (hoặc sườn đón nắng) có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng.
+ Độ dốc và hướng sườn:
• Khi hướng phơi 2 sườn như nhau: độ dốc lớn hơn thì nhiệt độ thấp hơn.
• Sườn đón nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng cao.
• Sườn khuất nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng thấp.
+ Bề mặt địa hình: biên độ nhiệt thay đổi theo địa hình.
• Nơi đất bằng biên độ nhiệt nhỏ hơn nơi đất trũng.
• Trên bề mặt cao nguyên không khí loãng hơn đồng bằng nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng.
– Địa hình tác động đến lượng mưa:
+ Độ cao: càng lên cao lượng mưa càng tăng do nhiệt độ giảm, hơi nước dễ ngưng tụ. Nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.
+ Hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, còn ở sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.