Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tự sự: Trình bày sự việc
Miêu tả: Đối tượng là con người, vật, hiện tượng tái hiện đặc điểm của chúng.
Thuyết minh: Trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
Nghị luận: Bày tỏ quan điểm, phản biện vấn đề
Biểu cảm: Cảm xúc
Điều hành: Hành chính
II. Ý nghĩa của từng loại văn bản trong Văn họcTrình bày, tái hiện sự việc và miêu tả nhân vật liên quan với nhau thành một hệ thống có mối quan hệ qua lại hoặc quan hệ nhân quả. Văn bản tự sự gửi gắm những tư tưởng tình cảm, thái độ, sự suy nghĩ, đánh giá của mình về cuộc đời hay quy luật trong đời sống và bày tỏ thái độ của mình.
2. Văn bản miêu tảTái hiện tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng nhằm giúp cho con người cảm nhận và hiểu được chúng.
3. Văn bản thuyết minh
Trình bày những thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, lợi ích hoặc tác hại,… Của sự vật, hiện tượng nhằm giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng với chúng.
4. Văn bản nghị luậnThể hiện suy nghĩ, tư tưởng, quan điểm của người viết trước một sự việc hiện tượng hay một ý kiến về một vấn đề tư tưởng đạo lý… Bằng phương thức nêu luận điểm, vận dụng luận cứ và các phép lập luận.
5. Văn bản biểu cảmBiểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Thường thì những văn bản biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm là chủ yếu.
6. Văn bản điều hànhTrình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí như: Nêu các nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; Trình bày các quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi công việc; Trình bày các thoả thuận về lợi ích và nghĩa vụ giữa công dân với nhau….
III. Phân biệt và cách sử dụng văn bản trong Văn họcGiống nhau: Kể sự việc.
Khác nhau:
Văn bản tự sự xét đến hình thức, phương thức
Thể loại tự sự rất đa dạng, bao gồm: Truyện ngắn,Tiểu thuyết, Kịch
Tính nghệ thuật trong văn bản tự sự: Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu.
2. Kiểu văn bản cảm và thể loại trữ tìnhGiống nhau: Chứa đựng cảm xúc trong đó tình cảm làm chủ đạo.
Khác nhau:
+ Văn bản biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi).
+ Tác phẩm trữ tình: Đời sống cảm xúc phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống → (thơ).
3. Vài trò thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luậnThuyết minh: Giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề bàn luận.
Tự sự: Sự việc dẫn chứng cho vấn đề.
Miêu tả: Miêu tả thêm sinh động các vấn đề đặt ra.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |