Những chức năng của hệ thần kinh giao cảm rất đa dạng và liên quan đến nhiều hệ thống cơ quan cùng nhiều loại thụ thể Adrenergic khác
-Tại mắt:
Sự kích hoạt giao cảm làm cho cơ hướng tâm của mống mắt (α1) co lại, dẫn đến giãn đồng tử, cho phép nhiều ánh sáng đi vào hơn. Hơn nữa, cơ thể mi (β2) giãn ra, cho phép cải thiện tầm nhìn xa.
Hoạt hóa hệ giao cảm làm giãn đồng tử3.2. Tại tim
Hoạt hóa của hệ giao cảm làm tăng nhịp tim, tăng lực co bóp và tốc độ dẫn truyền. Từ đó cho phép tăng cung lượng tim để cung cấp máu có oxy cho cơ thể.
3.3. Tại phổi
Kích hoạt hệ thần kinh SNS sẽ xảy ra hiện tượng giãn phế quản (thông qua thụ thể β2) và giảm tiết dịch phổi (α1, β2). Từ đó cho phép nhiều luồng không khí qua phổi hơn.
Kích hoạt hệ giao cảm sẽ làm giảm nhu động (α1, β2) và co thắt cơ vòng (α1). Cũng như co bóp túi mật (β2) xảy ra. Từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa để chuyển năng lượng đến các bộ phận khác của cơ thể.
3.5. Tuyến tụy nội tiết và ngoại tiết
Hệ thần kinh giao cảm tác động đến tuyến tụy nội tiết và ngoại tiết thông qua 2 thụ thể α1 và α2. Từ đó có tác dụng giảm tiết cả enzym và hormon insulin.
3.6. Bàng quang
Kích hoạt hệ giao cảm có sự giãn của cơ mu bàng quang và sự co thắt của cơ vòng niệu đạo (β2). Từ đó dẫn đến tác dụng giảm bài xuất nước tiểu. Hoạt hóa mạnh hệ giao cảm sẽ gây ứ nước tiểu ở bàng quang và bí tiểu.