Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn kể lại 1 câu chuyện mà em đã chứng kiến (có thực hoặc hư cấu)

Viết đoạn văn kể lại 1 câu chuyện mà em đã chứng kiến (có thực hoặc hư cấu)
 
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
98
1
0
hi
13/02/2022 15:21:48
+5đ tặng

Ở xóm em ai ai cũng biết bác Tâm là một người phụ nữ tuổi ngoài trung niêm đang làm hội trưởng hội phụ nữ xã.Bác Tâm là một người phụ nữ có thân hình thon thả, bác hay mỉm cười và giúp đỡ mọi người, nhà ai khó khăn là bác hay sang động viên và giúp đỡ rất nhiệt tình. Trong xóm em có bà Thoa là người già neo đơn, bà tuổi cao mắt mờ đi lại chậm chạp nên ngày nào bác Tâm cũng hay qua nhà bà quét dọn sạch sẽ mới yên tâm đi làm. Mỗi lần em qua nhà bà Thoa bà đều kể chuyện về bác Tâm, bà còn kể bà tuổi cao thu nhập thấp lại hay ốm đau, mắt mờ nên không còn kiếm ra tiền nữa, hàng tháng chỉ sống nhờ tiền trợ cấp hộ nghèo may có bác Tâm hay sang giúp đỡ tưới cho bà ít rau, ngày nào cũng thế lúc thì mang cho bà cái bánh, lúc mang cho bà miếng thịt, hay con gà mái để nuôi đẻ trứng.. bà chẳng biết lấy gì cảm ơn cháu ạ, rồi bà kể chuyện ngày xưa bác Tâm hồi trẻ ra sao, bây giờ thế nào, giọng bà say xưa với vẻ thích thú, tự nhiên trong tôi trào dâng cảm giác khâm phục bác Tâm, một người có tấm lòng ấm áp, biết giúp đỡ mọi người. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng trở thành người tốt như bác để xứng đáng với lòng mong mỏi của gia đình bố mẹ, với cả bà Thoa nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Boy lạnk lùnk
13/02/2022 15:21:53
+4đ tặng

Suốt mấy tuần qua, xem buổi truyền hình nào, đọc tờ báo nào, tôi cũng thấy liên tục đưa tin về tình hình lũ lụt ở miền Trung. Đồng bào các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi liên tục hứng chịu con thịnh nộ của trời đất. Hết bão lớn rồi lại đến ngập lụt, sạt lở, lũ quét. Biết bao con người đang phải chịu cảnh màn trời chiếu đất hết sức cơ cực. Những ngày qua, cũng đã có biết bao tấm lòng tình nghĩa thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” hướng về miền trung ruột thịt của người dân Sài Gòn khiến tôi vô cùng xúc động. Nhiều thanh niên đã không quản ngại khó khăn, tích cực kêu gọi cộng đồng quyên góp cứu trợ. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ những khuôn mặt ấy.

Hôm ấy là ngày chủ nhật, tôi cùng mẹ ra chợ. Trong khi chờ mẹ mua một vài thứ ở hàng rau quả, tôi nhìn thấy ở phía trước cổng chợ có mấy anh chị thanh niên và mấy bạn thiếu niên đeo khăn quàng đỏ. Họ đứng thành nhóm, phía trước cổng chợ. Một chị trong số họ, có khuôn mặt rất xinh xắn. Mấy cô bác đi chợ đứng lại, hướng về phía chị thanh niên áo xanh có khuôn mặt xinh xắn đang nói:

– Thưa bà con cô bác, chúng cháu là nhóm tình nguyện viên cứu trợ của Thành đoàn Thành phố. Xin bà con cô bác dành chút ít thời gian. Cơn bão vừa qua đổ bộ vào miền trung đã gây ra hậu quả nặng nề. Đồng bào các tỉnh từ Phú Yên đến Quảng Trị đang gồng mình chống lũ, tình cảnh hết sức thảm thương. Nhiều bà con mất hết nhà cửa. Vì tinh thần lá lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no, mong cô bác góp chút ít vào quỹ cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt. Mỗi người một ít, góp ít thành nhiều. Số tiền góp được dùng mua nhu yếu phẩm. Sáng mai, đoàn chúng cháu sẽ khởi hành cứu trợ đồng bào miên trung ngay ạ.

Ánh mắt chị long lanh, nhìn mọi người cầu khẩn. Không ai bảo ai, các cô bác có mặt hôm ấy lặng lẽ xếp hàng quyên góp ủng hộ. Mẹ tôi cũng bước tới, nhét qua khe hở chiếc hộp gỗ mấy tờ giấy bạc. Tôi không biết là bao nhiêu. Chị thanh niên áo xanh rối rít cảm ơn mọi người.

Lúc ấy ngay bên cạnh tôi, có một người phụ nữ quần áo trông rất diện, đang cúi xuống mua hàng. Có lẽ mặc cả không xong một món gì đấy, bà ta đứng thẳng dậy, toan đi thì chị thanh niên áo xanh nhanh nhảu nói:

– Cô ơi, xin cô đóng góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt với ạ.

Đôi mắt bà ấy chợt sầm xuống, lầm bâtm có vẻ bực dọc:

– Lại đóng góp nữa!

Rút một tờ hai mươi ngàn từ xấp tiền đang cầm trên tay, bà ta bực dọc nhét nó vào cái hộp quyên góp. Rồi hướng về mấy người xung quanh, bà ta như phân bua:

– Thật là như mắc nợ. Nào là góp ở phường, nào là đóng ở cơ quan, rồi quỹ từ thiện, quỹ khuyến học, quỹ môi trường, rồi đến quỹ hội phụ nữ… sức mấy mà chịu nổi! Thôi thì cũng góp với quyên đi cho rồi!

Chị thanh niên như sững người, mặt ngơ ngác. Chị khẽ nở cười gượng gạo cảm ơn mà tự nhiên hai mắt lại hoe hoe. Phải một lát sau chị mới lấy lại vẻ tự nhiên. Đúng lúc ấy, một em gái nhỏ không biết từ đâu chạy đến bên chị. Em bé đưa vào tay chị một tờ hai mươi ngàn và nói:

– Chị ơi! Đừng buồn nghe chị. Chị cho em đóng góp với nhé! Nhưng em chỉ có hai mươi ngàn thôi, nhận cho em đi nghe chị!     ;

Chị thanh niên sung sướng nhìn em bé. Một tay xoa lên tóc em bé, chị nói:

– Chị nhận chứ! Món tiền này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì rất lớn đây!

Được chứng kiến hai sự việc trái ngược nhau trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, tôi thấy lòng bâng khuâng khó tả. Quyên góp, giúp đỡ người khốn khó là một việc làm tốt đẹp. Một người vì mọi người. Em nhỏ kia quả là có tấm lòng tốt đẹp. Dù chỉ có những đồng tiền ít ỏi, em cũng dành cho người đang khó khăn hơn mình. Hành động ấy thật đáng khen ngợi. Còn người phụ nữ kia, dù khá giả nhưng lòng dạ hẹp hòi, không những góp ít mà trong lòng cũng không có từ tâm. Ai cũng có một lòng tự trọng và chẳng ai muốn xin ai cái gì. Chỉ khi trong nghịch cảnh, con người mới cần đến. Làm ơn là tích phước đức cho mình, cứu người trong lúc nguy nan là tự giúp mình về sau. Bởi thế, chớ vì tiếc một chút đóng góp nhỏ mà bỏ mặc người khác trong hoạn nạn, gian lao.

1
0
H117
13/02/2022 15:22:09
+3đ tặng
Bác Tâm là một người phụ nữ có thân hình thon thả, bác hay mỉm cười và giúp đỡ mọi người, nhà ai khó khăn là bác hay sang động viên và giúp đỡ rất nhiệt tình. Trong xóm em có bà Thoa là người già neo đơn, bà tuổi cao mắt mờ đi lại chậm chạp nên ngày nào bác Tâm cũng hay qua nhà bà quét dọn sạch sẽ mới yên tâm đi làm. Mỗi lần em qua nhà bà Thoa bà đều kể chuyện về bác Tâm, bà còn kể bà tuổi cao thu nhập thấp lại hay ốm đau, mắt mờ nên không còn kiếm ra tiền nữa, hàng tháng chỉ sống nhờ tiền trợ cấp hộ nghèo may có bác Tâm hay sang giúp đỡ tưới cho bà ít rau, ngày nào cũng thế lúc thì mang cho bà cái bánh, lúc mang cho bà miếng thịt, hay con gà mái để nuôi đẻ trứng.. bà chẳng biết lấy gì cảm ơn cháu ạ, rồi bà kể chuyện ngày xưa bác Tâm hồi trẻ ra sao, bây giờ thế nào, giọng bà say xưa với vẻ thích thú, tự nhiên trong tôi trào dâng cảm giác khâm phục bác Tâm, một người có tấm lòng ấm áp, biết giúp đỡ mọi người. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng trở thành người tốt như bác để xứng đáng với lòng mong mỏi của gia đình bố mẹ, với cả bà Thoa nữa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×