LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn thuyết trình : Cuộc đời của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn(hình ảnh minh họa)

Soạn thuyết trình
 Cuộc đời của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn(hình ảnh minh họa)
3 trả lời
Hỏi chi tiết
610
2
1
Bleene
13/02/2022 19:17:52
+5đ tặng

Nguyễn Đức Toàn (1929 – 2016), là một Nghệ sĩ Ưu tú, nhạc sĩ và họa sĩ của Việt Nam. Ông là một cựu sĩ quan quân đội với quân hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam và từng được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho những đóng góp của mình.


Mục lục
  • 1Cuộc đời và sự nghiệp
  • 2Tác phẩm
  • 3Chú thích
  • 4Tham khảo
Cuộc đời và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 10 tháng 3 năm 1929 tại Hà Nội. Thân sinh ông là nhà điêu khắc, các anh chị em ông hầu hết đều làm công tác âm nhạc.[1]

Năm 1944, ông học vẽ tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Và lúc đầu đối với ông, hội họa là niềm say mê chính.[1]

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội và đã viết bài hát đầu tiên Ca ngợi đời sống mới.[1]

Năm 1946, ông tham gia Đoàn Kịch Sao Vàng[1] cùng nhạc sĩ Đỗ Nhuận, và tham gia kháng chiến chống Pháp.

Trong Kháng chiến chống Pháp, ông được biết đến qua bài hát nổi tiếng Quê em miền Trung du (tuy là bài hát kháng chiến, nhưng Đài Pháp Á trong vùng Pháp tạm chiếm vẫn phát sóng qua song ca của Thái Thanh – Thái Hằng). Trong thời kì này, ông làm Phó đoàn Đoàn Văn công Việt Bắc, ông tham gia diễn kịch, vẽ minh hoạ, trình bày báo, và sáng tác âm nhạc, với những bài Chiều hậu phươngLúa mới và một số ca cảnh.

Sau năm 1954, bài hát Mời anh đến thăm quê tôi đánh dấu bước chuyển trong sáng tác âm nhạc của ông. Trong thời kỳ này, ông sáng tác một loạt tác phẩm về các liệt sĩ như Biết ơn chị Võ Thị SáuNoi gương Lý Tự TrọngBài ca Ngô MâyCa ngợi Trần Thị LýCa ngợi Nguyễn Văn Trỗi...

Trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết các bài Đào công sựBài ca người lái xeNguyễn Viết Xuân cả nước yêu thươngKhâu áo gửi người chiến sĩ...

Trong những năm 1968 – 1970, ông tu nghiệp ở Nhạc viện Kiev (Ukraina),[2] tại đây ông đã viết các tác phẩm khí nhạc như Sonate viết cho violon (dàn dựng và xuất bản ở Moskva), Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc (dàn nhạc Novosibirk)... Về nước, ông viết những ca khúc, hợp xướng như Bài ca xây dựngTiếng hát buổi bình minhBài ca chiến thắng...

Sau khi Việt Nam thống nhất, ông viết những bài hát nhạc nhẹ trữ tình như Từ ngày hôm nayTình em biển cảChiều trên bến cảngHà Nội một trái tim hồng

Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật[2] cho các tác phẩm: Quê emBiết ơn chị Võ Thị SáuĐào công sựNguyễn Viết Xuân cả nước yêu thươngTình em biển cảChiều trên bến cảng.

Ông qua đời vào sáng ngày 7 tháng 10 năm 2016 (87 tuổi) tại Hà Nội[3].

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bài ca chiến thắng
  • Bài ca Ngô Mây
  • Bài ca người lái xe
  • Bài ca xây dựng
  • Bé nhè
  • Biển muôn đời vẫn thế
  • Biết ơn chị Võ Thị Sáu (1958)
  • Ca ngợi đời sống mới (1945)
  • Chú mèo con
  • Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi
  • Ca ngợi Trần Thị Lý
  • Câu chuyện tình yêu
  • Chiều hậu phương
  • Chiều trên bến cảng (1978)
  • Chuyện ngày xưa
  • Đảng là cuộc sống của tôi
  • Đào công sự
  • Giải phóng (hợp xướng 4 chương, 1970)
  • Hà Nội, một trái tim hồng
  • Khâu áo gửi người chiến sĩ
  • Lời ước nguyện về 1000 năm Thăng Long (cantate năm chương, 2010)
  • Lúa mới
  • Mời anh đến thăm quê tôi (1954)
  • Ngập ngừng
  • Nguyễn Viết Xuân, cả nước yêu thương
  • Noi gương Lý Tự Trọng
  • Sonate viết cho violon (khí nhạc)
  • Quê em miền trung du (1946)
  • Tiếng hát buổi bình minh
  • Tình em biển cả
  • Tổ quốc (tổ khúc giao hưởng) (1971)
  • Từ ngày hôm nay
  • Em yêu hòa bình (nhạc thiếu nhi)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Vũ Nguyệt
13/02/2022 19:19:03
+4đ tặng

Ông sinh ngày 10 tháng 3 năm 1929 tại Hà Nội. Thân sinh ông là nhà điêu khắc, các anh chị em ông hầu hết đều làm công tác âm nhạc.[1]

Năm 1944, ông học vẽ tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Và lúc đầu đối với ông, hội họa là niềm say mê chính.

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội và đã viết bài hát đầu tiên Ca ngợi đời sống mới.

Năm 1946, ông tham gia Đoàn Kịch Sao Vàng[1] cùng nhạc sĩ Đỗ Nhuận, và tham gia kháng chiến chống Pháp.

Trong Kháng chiến chống Pháp, ông được biết đến qua bài hát nổi tiếng Quê em miền Trung du (tuy là bài hát kháng chiến, nhưng Đài Pháp Á trong vùng Pháp tạm chiếm vẫn phát sóng qua song ca của Thái Thanh – Thái Hằng). Trong thời kì này, ông làm Phó đoàn Đoàn Văn công Việt Bắc, ông tham gia diễn kịch, vẽ minh hoạ, trình bày báo, và sáng tác âm nhạc, với những bài Chiều hậu phươngLúa mới và một số ca cảnh.

Sau năm 1954, bài hát Mời anh đến thăm quê tôi đánh dấu bước chuyển trong sáng tác âm nhạc của ông. Trong thời kỳ này, ông sáng tác một loạt tác phẩm về các liệt sĩ như Biết ơn chị Võ Thị SáuNoi gương Lý Tự TrọngBài ca Ngô MâyCa ngợi Trần Thị LýCa ngợi Nguyễn Văn Trỗi...

Trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết các bài Đào công sựBài ca người lái xeNguyễn Viết Xuân cả nước yêu thươngKhâu áo gửi người chiến sĩ...

Trong những năm 1968 – 1970, ông tu nghiệp ở Nhạc viện Kiev (Ukraina),[2] tại đây ông đã viết các tác phẩm khí nhạc như Sonate viết cho violon (dàn dựng và xuất bản ở Moskva), Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc (dàn nhạc Novosibirk)... Về nước, ông viết những ca khúc, hợp xướng như Bài ca xây dựngTiếng hát buổi bình minhBài ca chiến thắng...

Sau khi Việt Nam thống nhất, ông viết những bài hát nhạc nhẹ trữ tình như Từ ngày hôm nayTình em biển cảChiều trên bến cảngHà Nội một trái tim hồng

Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật[2] cho các tác phẩm: Quê emBiết ơn chị Võ Thị SáuĐào công sựNguyễn Viết Xuân cả nước yêu thươngTình em biển cảChiều trên bến cảng.

Ông qua đời vào sáng ngày 7 tháng 10 năm 2016 (87 tuổi) tại Hà Nội[3].

2
0
H117
13/02/2022 20:00:35
+3đ tặng
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sinh năm 1929 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Thân sinh ông là nhà điêu khắc, họa sĩ nổi tiếng của Hà Nội – cụ Nguyễn Đức Thục nên từ nhỏ, ông đã được cha chỉ dạy những kiến thức cơ bản về hội họa dân tộc. Người anh họ của ông là danh họa Trần Văn Cẩn cũng tác động và tiếp thêm cảm hứng cho Nguyễn Đức Toàn đến với hội họa.

Nguyễn Đức Toàn từng kể rằng, ông lớn lên trong căn phòng la liệt những bức tranh của cha. Lúc biết bò là suốt ngày mặt mày lem luốc màu xanh, màu đỏ. Rồi ông được học vẽ tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Lúc bấy giờ, ông cứ ngỡ mình sinh ra để vẽ, để sau này trở thành họa sĩ, theo đuổi cái nghiệp cha của ông để lại. Nhưng tình cờ một ngày kia, ông chợt phát hiện thấy trong mình còn có một ngọn lửa sáng tạo khác cũng đang bùng cháy mãnh liệt, đó chính là niềm đam mê âm nhạc.


Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
Sự nghiệp âm nhạc của Nguyễn Đức Toàn gắn liền với những bước thăng trầm của Cách mạng Việt Nam. Ca khúc đầu tay của ông có tên “Ngợi ca đời sống mới”, sáng tác năm 1945 đã được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Khi sáng tác ca khúc này, ông chỉ mới 16 tuổi. Sau đó, năm 1946, ông tham gia Đoàn Kịch Sao Vàng cùng nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông được biết đến qua bài hát nổi tiếng “Quê em miền Trung du. Trong thời kì này, ông làm Phó đoàn Đoàn Văn công Việt Bắc, ông tham gia diễn kịch, vẽ minh hoạ, trình bày báo, và sáng tác âm nhạc với những bài “Chiều hậu phương”, “Lúa mới” và một số ca cảnh.


Video: Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn
VOV.VN - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như "Hà Nội một trái tim hồng", "Chiều trên bến cảng", "Biết ơn chị Võ Thị Sáu"...
Sau năm 1954, bài hát “Mời anh đến thăm quê tôi” đánh dấu bước chuyển trong sáng tác âm nhạc của ông. Trong thời kỳ này, ông sáng tác một loạt tác phẩm về các liệt sĩ như “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”, “Noi gương Lý Tự Trọng”, “Bài ca Ngô Mây”, “Ca ngợi Trần Thị Lý”, “Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi”... Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết các bài “Đào công sự”, “Bài ca người lái xe”, “Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương”, “Khâu áo gửi người chiến sĩ”...

Trong những năm 1968-1970, ông tu nghiệp ở Nhạc viện Kiev (Ukraina), tại đây ông đã viết các tác phẩm khí nhạc như Sonate viết cho violon (dàn dựng và xuất bản ở Moscow), Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc (dàn nhạc Novosibirk)... Về nước, ông viết những ca khúc, hợp xướng như “Bài ca xây dựng”, “Tiếng hát buổi bình minh”, “Bài ca chiến thắng”... Sau khi Việt Nam thống nhất, ông viết những bài hát nhạc nhẹ trữ tình như “Từ ngày hôm nay”, “Tình em biển cả”, “Chiều trên bến cảng”, “Hà Nội một trái tim hồng”.


Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn cầm tuyển tập những tác phẩm của mình. Ảnh: Báo Tin tức
Suốt cuộc đời nghệ sĩ, ông sáng tác không biết mệt mỏi và để lại hơn 100 tác phẩm âm nhạc nhưng Nguyễn Đức Toàn vẫn không thấy hài lòng với bản thân. Ông bảo, nghệ sĩ mà dừng lại ở vài bài là hỏng. Và ở độ tuổi tám mươi, ông vẫn sáng tác, dù biết tác phẩm của mình đã “lạc lõng” với âm nhạc hiện thời. Những lúc không thả mình vào âm nhạc, ông lại cầm cọ vẽ, đi tìm cái đẹp giữa âm thanh và đường nét cuộc sống.

Tranh của Nguyễn Đức Toàn được trưng bày ở nhiều cuộc triển làm, trong các bảo tàng Mỹ thuật lớn trong và ngoài nước. Trong phòng tranh tại nhà riêng của ông, những bức vẽ về Hà Nội và về người lính luôn được Nguyễn Đức Toàn treo ở những vị trí trang trọng nhất. Lần gần đây nhất là năm 2011, ông tổ chức triển lãm tranh cá nhân lần thứ 8 như một khẳng định niềm đam mê không ngừng nghỉ với nghệ thuật.

Cố nhạc sỹ Nguyễn Đình Phúc, bạn vong niên của nhạc sỹ, họa sỹ Nguyễn Đức Toàn từng nhận xét: Mỗi ngôi sao thường chỉ tỏa sáng ở một vùng trời, nhưng Nguyễn Đức Toàn lại thành công ở cả hai lĩnh vực âm nhạc và hội họa. Nhạc phẩm của Nguyễn Đức Toàn đầy màu sắc và hình tượng, trong khi đó mỗi bức vẽ lại dạt dào những giai điệu. Xem các bức tranh về phố cổ của Toàn, người ta thật dễ liên tưởng đến ca khúc “Hà Nội trái tim hồng”; ngắm bức tranh sóng biển bạc đầu, lòng ta lại lâng lâng giai điệu “Tình em biển cả”; thưởng thức bức tranh mùa lúa chín, ta không thể không tìm về giai điệu ca khúc “Quê em”…/.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Âm nhạc Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư