Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua Những câu hát than thân, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hoài Thanh là một trong những cây bút nghiên cứu- phê bình văn học tinh tế, tài hoa ở Việt Nam từ những năm 30, 40 của thế kỉ XX; đồng thời cũng là người viết nhiều công trình có tính chất lý luận văn học, tổng kết kinh nghiệm nghiên cứu, phê bình văn học rất sắc sảo. Trong cuốn “Bình luận văn chương”, khi đề cập đến đặc trưng của văn chương, ông đã viết: “Văn chương… là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.
Chúng ta nên hiểu nhận định trên như thế nào?
Có thể thấy rằng, nhận định của Hoài Thanh gồm hai vế có mối quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau.
Trước hết, Hoài Thanh khẳng định: “Văn chương… là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng”. Chữ “hình dung” ở đây được dùng như là danh từ (chứ không phải động từ), do đó có thể hiểu là “hình ảnh”, “bóng hình”. Nghĩa là ở vế thứ nhất, đây, tác giả nhấn mạnh đến một tính chất đặc trưng của văn chương: văn chương là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc.
Còn ở vế thứ hai, tác giả bổ sung thêm quan điểm được nêu ra ở vế thứ nhất. Theo Hoài Thanh, văn chương không chỉ là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn “sáng tạo ra sự sống”. Ở đây, tác giả nhấn mạnh đến một khả năng và cũng là sức mạnh kì diệu của văn chương: sức mạnh sáng tạo nên những hiện thực, những số phận bằng con đường tưởng tượng.
Nhận định của Hoài Thanh là kết quả được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế trong nghiên cứu văn học, từ vốn văn học, vốn sống giàu có, phong phú của nhà văn. Nó mang sức nặng của một đời từng trải, từng say mê sống với những vẻ đẹp văn chương. Do đó tất yếu, những khái quát mang tính lý luận của nhà văn là hoàn toàn chính xác.
Điều đầu tiên không thể không ghi nhận là văn chương, xét về bản chất xã hội của nó, được coi là một trong những phương tiện phản ánh hiện thực cuộc sống một cách trung thực và sống động nhất. Bắt nguồn từ lao động, từ cuộc sống, văn chương lại hướng đến cái đích cuối cùng là quay trở về phản ánh và phục vụ cuộc sống. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận định, đó là một “cuộc sống muôn hình vạn trạng”, tức là những mảng màu hiện thực đa chiều, đa dạng, đa màu sắc. Vậy nên nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng phát biểu: “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Cuộc sống vừa là khơi nguồn, vừa là đối tượng phản ánh, vừa là đích đến của văn chương. . Đến với ca dao, dân ca, chúng ta sẽ thấy được đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú mà tinh tế của nhân dân lao động xưa. Người bình dân đã gửi gắm vào những lời ca dao, vào tiếng hát dân ca trữ tình ngọt ngào ấy bao nỗi niềm tâm sự, bao cảm xúc, niềm vui và nỗi buồn, đau đớn xót xa hay đắm say hạnh phúc. Có khi, đó là những câu nói bình dị, thấm thía về “công cha, nghĩa mẹ”:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Có khi, đó lại là lời nhắn gửi thiết tha về một tình nghĩa thủy chung, gắn bó sắt son, vẹn tròn:
Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Ta còn lắng nghe trong những lời ca trữ tình, mềm mại ấy cả tâm sự của người phụ nữ trong xã hội xưa về số phận đầy bất hạnh, éo le của họ:
Thân em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay
Hay những lời xót xa, nuối tiếc trong câu ca dao:
Em tưởng nước giếng sâu, em nối sợi gầu dài
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
Và vượt lên tất cả là nghĩa tình thủy chung giữa người với người trong cuộc sống, là niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai:
Chớ than phận khó ai ơi
Còn da, lông mọc, còn chôi, nảy cây.
Có thể nói, ca dao, dân ca chính là tấm gương sáng trong phản ánh chân thực đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm, cả những ước mơ và khát vọng bao đời của người bình dân xưa.
Đến với văn học trung đại Việt Nam, ta không thể quên tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cả hai tác phẩm đều tập trung phản ánh thân phận bất hạnh, nhiều ngang trái, luôn bị vùi dập của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nổi bật trong hai tác phẩm này là hình ảnh nàng Vũ Nương, vợ chàng Trương, trong Chuyện người con gái Nam Xương và hình ảnh Thúy Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn trong Truyện Kiều. Cả hai nhân vật này đều không chỉ “đẹp người” mà còn “đẹp nết”, có phẩm chất trong sáng, thủy chung, giàu tình nghĩa. Vậy mà họ lại phải chịu nhiều oan trái, đọa đầy. Nàng Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chỉ vì chiến tranh mà phải xa chồng, rồi vì chế độ nam quyền độc đáo mà bị chồng nghi ngờ thất tiết, buộc phải tìm đến cái chết để giải oan cho mình. Nàng Kiều trong “Truyện Kiều” thì vì gia đình bị vu oan, không có tiên cứu cha và em mà nàng đành đau đớn từ giã mối tình đầu đẹp đẽ để bán mình cho tên lái buôn Mã Giám Sinh; rồi liên tiếp sau đó là những cảnh đoạn trường trong mười lăm năm gió bụi của đời Kiều, phải chịu số kiếp “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, đã từng gửi thân vào cửa Phật để lánh bụi trần mà không được, cũng đã từng trầm mình xuống sông để thoát nợ đời mà cũng không xong. Thông qua số phận của những người phụ nữ bất hạnh ấy, các tác giả đã phản ánh chân thực hiện thực chế độ xã hội phong kiến ở thời kì đen tối trước đây, qua đó lên tiếng tố cáo những thế lực bất nhân đã vùi dập, chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ. Đồng thời, những tác phẩm giàu tính hiện thực ấy cũng chính là những trang viết thấm đượm tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, bởi nó bênh vực, ca ngợi con người, đòi quyền sống hạnh phúc cho người phụ nữ nói riêng, con người nói chung trong xã hội phong kiến.
Truyện ngắn Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn lại ra đời vào những năm hai mươi của thế kỉ XX. Dưới ngòi bút miêu tả hiện thực chân thực, tỉ mỉ, sinh động, qua nghệ thuật tương phản và tăng cấp tạo độ kịch tính cao, tác giả đã trực tiếp phơi bày bản chất vô trách nhiệm, nhẫn tâm, “lòng lang dạ thú” của quan phụ mẫu. Bên cạnh đó, tác phẩm còn phản ánh số phận của người dân lao động trong chế độ thực dân nửa phong kiến- số phận của những con người “thấp cổ . bé họng”, bị quan phụ mẫu coi không bằng một ván bài cao thấp. Ở đây, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo hòa quyện vào nhau, soi chiếu lẫn nhau.
Nhìn sang những nền văn học đồ sộ của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Pháp, Mĩ…, chúng ta lại được dịp “du lịch” đến những vùng đất mới, trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, qua các tác phẩm văn học. Từ bộ sử thi vĩ đại của người ấn “Ramayana” đến tác phẩm “AQ. chính truyện”, từ tiểu thuyết- sử thi “Chiến tranh và hòa bình” (Li-ép Tôn-xtôi) đến bộ tiểu thuyết lớn về “Những người khốn khổ” (Víc-to Huy-gô) hay “Tấn trò đời” (Ban-dắc)… đều là những tấm gương khổng lồ bao quát cả một thời kì lịch sử từ cổ xưa đến hiện đại, phản ánh biết bao cuộc đời, bao số phận con người trong những biến cố vĩ đại của lịch sử dân tộc.
Không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống và con người ở mọi thời kì, mọi vùng đất trên trái đất, văn chương còn có sức mạnh “sáng tạo nên hiện thực”. Bằng trí tưởng tượng phong phú đến kì diệu của mình, các nhà văn đã xây dựng nên những nhân vật, những thế giới hiện thực hoàn toàn mới lạ đối với kinh nghiệm của con người. Hiện thực được mở rộng, không chỉ là hiện thực chân xát, gần giống như hiện thực xã hội mà ta đang sống, mà hiện thực bị xóa mờ biên giới giữa hư và thực, tỉnh và mơ, cái bình thường và cái kì dị, khác thường…
Không phải ngẫu nhiên mà trẻ em ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng đều say mê truyện cổ tích. Trong những câu chuyện đó, bên cạnh những con người bình thường, cũng sinh hoạt, nói năng như chúng ta hiện nay, còn xuất hiện rất nhiều những yếu tố kì ảo (ví dụ như các phương tiện thần kì như lọ nước thần, nỏ thần, cái gậy thần…; hay các ông Bụt, bà Tiên, những mụ phù thủy…; rồi những phép biến hóa thân kì…). Đối với đa số trẻ em, truyện cổ tích là cả một thế giới huyền diệu, hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng và cảm xúc phong phú của trẻ thơ Xây dựng những thế giới kì ảo với những nhân vật mang tính chất thần kì, nhân dân lao động đã gửi gắm ước mơ, hy vọng của mình về một thế giới tốt đẹp hơn, nhân văn hơn và thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của con người.
Tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển của Jules Verne mang đậm màu sắc truyện khoa học viễn tưởng. Viết về một thế giới với những điều kì lạ của đại dương, tác phẩm ca ngợi khát vọng khám phá, chinh phục tự nhiên kì vĩ và bí ẩn của con người.
Tiểu thuyết Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài lại xây dựng thế giới của các loài vật đa dạng và sống động; các nhân vật đều có hành động, ngôn ngữ, có suy nghĩ, tình cảm, khát vọng… như con người. Bạn đọc say sưa dõi theo câu chuyện về cuộc phiêu lưu của chú Dế mèn, Dế trũi, của Bọ ngựa, Châu chấu, Kiến vàng… Đó là thế giới do nhà văn sáng tạo ra nhưng mang dáng dấp, hình bóng của thế giới con người.
Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc thì dựng nên một cuộc gặp gỡ mang tính tưởng tượng giữa hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu để thể hiện bản chất của hai nhân vật đó. Mặc dù vào thời điểm tác giả viết truyện, Toàn quyền Varen chưa đến Việt Nam, cuộc gặp gỡ giữa hai người chưa diễn ra, nhưng tác giả đã hình dung nên cuộc gặp giữa Va-ren và Phan Bội Châu ngay trong nhà giam, qua đó phơi bày bộ mặt giả dối, xảo trá và đê hèn đến thảm hại của Va-ren cũng như ca ngợi vẻ đẹp của khí phách và tư thế hào hùng, lẫm liệt của nhà Cách mạng yêu nước Phan Bội Châu.
Như vậy, có thể nói, nhận định của Hoài Thanh về bản chất phản ánh và sáng tạo hiện thực của văn chương rất đúng đắn, chính xác.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, văn chương dù viết về người hay về loài vật, về cây cỏ, dù mang tính hiện thực hay tưởng tượng, suy cho cùng, đều là sự soi chiều đời sống hiện thực và tâm tư, tình cảm, ước vọng của con người. Ví như đọc truyện cổ tích, ta có cảm giác bước vào một thế giới vừa thực, vừa kì ảo. Dùng những phép biến hình, những công cụ thần kì, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một hiện thực tốt đẹp hơn thế giới thực của họ. Còn ở những tác phẩm khoa học viễn tưởng, ta có thể thấy được yếu tố hiện thực của tư tưởng con người, của khát khao khám phá, chinh phục tự nhiên và phần nào đã trở thành hiện thực. .
Một điều cũng có thể thấy rõ là một tác phẩm văn học chân chính không bao giờ sao chép “nguyên xi” hiện thực mà là hiện thực đã được soi chiếu qua “lăng kính nghệ thuật”, thấm đẫm tính chủ quan của nhà văn. Dựa trên chất liệu hiện thực mà cũng có yếu tố tưởng tượng, sáng tạo trong đó. Hiện thực trong tác phẩm là hiện thực đã được chọn lọc và tái tạo lại qua cái nhìn của các nhà văn.
Văn chương còn mang đặc trưng về phương tiện phản ánh và sáng tạo. Nếu như hội họa dùng màu sắc và đường nét làm chất liệu; điêu khắc dùng hình khối và những vật liệu cụ thể, hữu hình khác; điện ảnh dùng ánh sáng, âm thanh; âm nhạc dùng giai điệu và ngôn từ làm chất liệu thì văn chương lại được coi là “nghệ thuật của ngôn từ”.
Hiện thực trong văn chương là hiện thực được phản ánh và sáng tạo thông qua ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng, đẹp đẽ, đạt đến độ kết tinh. Mặc dù ngôn ngữ mang tính chất phi vật thể, nhưng nó lại có tính hình tượng, tính biểu cảm và truyền cảm sâu sắc. Nhờ đó mà hiện thực được phản ánh và sáng tạo trong văn chương trở nên sống động, giàu sức gợi và hấp dẫn người đọc hơn bao giờ hết. . Xưa, có những nhà nho đọc sách văn chương mà rung động, say sưa đến mức quên ăn, quên ngủ, thấy tâm trí rạng rỡ, cảm xúc dồi dào. Ngày nay, mỗi học sinh chúng ta cũng nên dành một khoảng thời gian trong ngày để đến với thế giới của văn học, để bồi đắp những tư tưởng, tình cảm phong phú cho bản thân và nhận thức những điều kì diệu mà văn chương mang đến cho chúng t
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |