Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lâm Đồng có những nhạc cụ nào và cách sử dụng nó

Lâm Đồng có những nhạc cụ nào và cách sử dụng nó
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
357
2
0
Trần Mạnh Tân
14/02/2022 08:23:03
+5đ tặng
Khèn bầu thường được đồng bào sử dụng trong các dịp lễ hội và đặc biệt là những lúc sinh hoạt ngoài trời, ngoài rừng khi nghỉ ngơi bên suối và cả khi đi săn. Khi thổi ý nhạc như thúc giục, khuyến khích sự cố gắng vượt qua khó khăn, trở ngại để đi đến đích. Đồng thời nó cũng giúp mọi người thư giãn giữa những cuộc hành trình vất vả. Tiếng khèn bầu còn góp phần làm tăng thêm sự vui nhộn, rộn ràng trong các lễ hội cộng đồng. 
 
Tù và (Pơ - nông - kơ -yơi) cũng là một nhạc cụ hơi độc đáo được làm bằng sừng trâu, nó thường được sử dụng trong các dịp ăn trâu mừng lúa mới, nhà mới. Âm thanh của tù và rất hùng tráng thường để báo hiệu, mời gọi thần linh về dự lễ hội. Nó đóng vai trò cho phần âm nhạc mở đầu và kết thúc lễ hội. 
 
Tiêu là nhạc cụ mà người K'Ho Chil còn gọi là “Muốt” hoặc “Rơ - om - buốt”, là một dạng giống sáo nhưng dài hơn, được làm bằng nứa hoặc lồ ô. Một đầu ống có phần lưỡi gà, khi sử dụng người ta sẽ ngậm vào đầu có lưỡi gà và thổi dọc.
 
Thường vào sáng sớm, người cha trong gia đình lấy tiêu ra thổi để đánh thức con gái dậy nấu cơm, con rể, con trai trong nhà dậy để chuẩn bị đi rẫy. Ngoài ra, tiêu còn được dùng trong những buổi đi chơi tối của thanh niên, trai tráng trong làng. 
 
Khèn môi còn được gọi là “Gũoc”. Khèn môi là loại nhạc cụ được cấu tạo bằng 3 lá đồng mỏng ghép vào nhau, có hình thon nhỏ dần như chiếc lá. Khèn thường được trai gái K'Ho sử dụng khi đi chơi với bạn tình hoặc vào những buổi sáng sớm khi người vợ dậy nấu cơm, người chồng cũng thức dậy ngồi bên bếp lửa lấy khèn ra thổi, để được gần gũi, chia sẻ nỗi vất vả, nhọc nhằn của vợ, đồng thời góp vui cho mái ấm gia đình của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ngân Nguyễn Thị
14/02/2022 08:58:38
+4đ tặng

1. Chiêng (cêng)

Chiêng thường được sử dụng theo bộ chiêng hai và ba. Khi trình tấu, người chơi phải thuộc, hiểu từng bài chiêng để không chỉ đánh đúng nhịp điệu, tiết tấu mà còn thể hiện sắc thái tình cảm của mỗi bài. Chiêng ba thường trình tấu theo các làn điệu dân ca, dân vũ nổi tiếng của người Chu ru như Aria, Păgơnăng, T’run pô, Lơgăr taptung, Pró pơl… Chiêng đôi không có bài cụ thể, chủ yếu được diễn tấu theo tâm trạng của người chơi, khi thì nhẹ nhàng sâu lắng như muốn gửi gắm những mong ước tốt đẹp; khi thì rộn rã tưng bừng như lời động viên, thúc giục ý chí vươn lên trong cuộc sống.

2. Trống (sơng gơr)
Người Chu ru có 3 loại trống: trống lớn, trống trung và trống nhỏ. Trống lớn thường dùng trong các dịp lễ hội hoặc đi săn để làm hiệu lệnh hoặc xua đuổi thú; trống trung, trống nhỏ thường trình tấu chung với một số nhạc cụ khác trong sinh hoạt gia đình hay cộng đồng… Thân trống làm từ một thân cây, được đục rỗng bên trong hoặc ghép các thanh gỗ lại với nhau. Mặt trống được bịt bằng da nai hoặc da trâu rừng, căng bởi đinh tre và dây mây.

Hòa chung với các bài chiêng, trống của người Chu ru có vai trò giữ nhịp, làm cho bước nhảy và những đôi tay thêm uyển chuyển, nhịp nhàng theo điệu múa.

3. Kèn bầu (Lơker)
Đây là nhạc cụ hơi tiêu biểu của người Chu ru. Kèn được làm từ vỏ trái bầu và 6 ống nứa gắn lại với nhau bằng sáp ong. Một chiếc kèn bầu đẹp và âm thanh như ý muốn phải được làm từ trái bầu già, tròn đều; các ống nứa có độ già vừa đủ. Đặc biệt, để tạo âm thanh chuẩn, sắc nét đòi hỏi kinh nghiệm, sự khéo léo của nghệ nhân khi chế tác từng chiếc lá đồng mỏng gắn vào mỗi ống nứa.

Kèn bầu có thể độc tấu hoặc hợp tấu cùng chiêng, trống trong các lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà mới, lễ bỏ mả, với các điệu múa truyền thống. Ngoài ra, kèn bầu còn được các thanh niên trong làng dùng để thi tài hay thổ lộ tình cảm. Tiếng kèn nhẹ nhàng, sâu lắng đi vào lòng người, nhắc nhở người già, con trẻ nhớ về quá khứ, về công lao của những người đã khuất trong lễ bỏ mả, hướng tới một tương lai tốt đẹp, bình an, hạnh phúc...Sáo (Tơ lía)
Sáo được làm từ ống nứa, có độ dài từ 40 - 70cm, thường có hai loại, gồm sáo 3 lỗ và sáo 2 lỗ. Ống nứa được chọn làm sáo khi gõ phải phát ra tiếng vang và thanh. Sự độc đáo của cây sáo thể hiện qua việc làm đầu thổi. Đầu thổi được gọt vát bên dưới một góc 600 gần sát đốt ống nứa, phía trên vát mỏng sau đó gắn thêm một thanh nứa, hai bên của đốt được khoét lỗ để tạo âm. Cách thổi sáo của người Chu ru khá độc đáo, bởi cách tạo âm thanh, giai điệu nhẹ nhàng qua các đầu ngón tay. Riêng với sáo hai lỗ, người thổi sẽ để đầu thoát âm của sáo vào miệng bình gốm nhỏ, tạo ra âm thanh trầm ấm, biểu lộ tâm trạng, cảm xúc của người chơi qua âm điệu, tiết tấu nhanh hay chậm, rộn rã hay dìu dặtĐàn tre
Đàn tre của người Chu ru mang dáng dấp cây đàn Cha pi của người Rắc lây. Độc đáo của chiếc đàn tre thể hiện qua bộ dây được làm từ chính phần vỏ ống tre. Nghệ nhân dùng mũi dao sắc nhọn để tách vỏ ống tre thành dây đàn, mỗi sợi dây cách nhau khoảng 1,5 - 3cm và dày khoảng 0,2 - 0,3cm, sau đó dùng các thanh tre chèn vào các đầu của mỗi dây để định âm. Ống tre chính là bộ phận cộng hưởng và nghệ nhân tạo lỗ thoát âm ở hai đầu hoặc giữa thân đàn tùy theo sở thích. Người Chu ru chơi đàn tre mọi lúc mọi nơi. Khi gẩy đàn, người chơi như thả hồn vào giai điệu và âm thanh bập bùng, trầm bổng giữa núi rừng Tây Nguyên

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×