Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chi tiết nghệ thuật: “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” (Theo Từ điển thuật ngữ văn học).Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ, “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người” (Từ điển thuật ngữ văn học). Truyện ngắn được coi như “lát cắt của đời sống”.Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn: Qua việc tái hiện những khoảnh khắc đời sống, những hiện tượng nhân sinh, những cảnh huống trong quan hệ giữa người với người, truyện ngắn khái quát lên các vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về con người và xã hội; qua một lát cắt đời sống mà người đọc thấy cả cái cây đời, qua cái khoảnh khắc mà nói được cái muôn thuở của cõi người. Những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ: Chi tiết nghệ thuật là đơn vị nhỏ nhất cấu thành tác phẩm nhưng nó mang trọng trách lớn lao: làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật; chủ đề của tác phẩm; quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của nhà văn; tạo nên chiều sâu và sức hấp dẫn cho tác phẩm…Đây là ý kiến đúng đắn, “bắt mạch” được một phương diện cơ bản trong đặc trưng của truyện ngắn. Sở dĩ chi tiết nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn là vì truyện ngắn có dung lượng nhỏ; số lượng nhân vật, sự kiện không nhiều; cốt truyện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, thường chỉ xoay quanh một tình huống có tính chất chủ đạo. Nhưng điều quan trọng là những gì phản ánh phải có sức khái quát, có chiều sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ của câu chữ. Truyện ngắn là “tác phẩm có bề sâu nhưng lại không được dài”.Để giải quyết mâu thuẫn trên, cần phải có những chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm. Đó là những điểm sáng hội tụ chiều sâu nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm, cô đúc những điều nhà văn muốn nói trong một dung lượng câu chữ khiêm tốn, tạo nên những trang văn hàm súc, nói ít gợi nhiều. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn phải gánh vác nhiệm vụ nặng nề, có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện sứ mệnh của thể loại. Dù chỉ là tiểu tiết của tác phẩm nhưng những gì nó làm được thì thật lớn lao.Ta nên đề cao vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn nhưng không có nghĩa là đẩy vai trò ấy lên địa vị độc tôn. Bên cạnh chi tiết nghệ thuật, những yếu tố khác cũng có ý nghĩa không nhỏ trong truyện ngắn: tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ…hi tiết nghệ thuật không chỉ quan trọng đối với thể loại truyện ngắn mà đối với tất cả các thể loại văn học, sức nặng nghệ thuật của tác phẩm sẽ tăng lên rất nhiều khi chủ thể sáng tạo sản sinh được những chi tiết “có tầm”.Những người đã gắn đời văn của mình với nghiệp viết truyện ngắn cần nhận thức được sâu sắc vai trò của các chi tiết nghệ thuật ở thể loại này, không ngừng khổ luyện để nâng cao nội lực, mài sắc tài năng, từ đó cho ra đời những chi tiết đặc sắc, độc đáo, có khả năng “đóng đinh” vào lòng người đọc.Người đọc khi đến với truyện ngắn cần phải sống hết mình với tác phẩm, cần sự cảm thụ tinh tế để có thể phát hiện, giải mã các chi tiết đặc sắc – những “huyệt đạo” làm bừng sáng nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |