Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy nêu nhận xét về Trần Nguyên Hãn (1390 - 1429)

Em hãy nêu nhận xét về Trần Nguyên Hãn (1390 - 1429)
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
114
0
0
rén
15/02/2022 18:46:01
+5đ tặng
Trần Nguyên Hãn (chữ Hán: 陳元扞, 1390 - 1429) là nhà quân sự Đại Việt thời Lê sơ. Ông là người thuộc dòng dõi nhà Trần, nổi bật với việc tham gia khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống sự đô hộ của đế quốc Minh. Ông từng giữ chức Tư đồ (1424-1425), Thái úy (1427), chỉ huy các trận đánh giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425-1426), bao vây Đông Quan, công phá thành Xương Giang và chặn đường tiếp tế của quân Minh trong chiến dịch Chi Lăng-Xương Giang (1427). Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức Lê Thái Tổ (1428). Trần Nguyên Hãn được phong làm Tả tướng quốc. Nhưng về sau vì tính đa nghi, Thái Tổ bắt tội ông khiến ông tự sát. Đến đời Hoàng đế Lê Nhân Tông, ông mới được ân xá và khôi phục chức vị.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
H117
15/02/2022 20:15:13
+4đ tặng

Trong lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm của dân tộc đã để lại biết bao nhiêu danh nhân, trong số đó Trần Nguyên Hãn, cùng với “Ngôi sao khuê” (Nguyễn Trãi) trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (thế kỷ XV) của thủ lĩnh Lê Lợi đã ghi dấu ấn thật đậm nét.
Trần Nguyên Hãn (1390 - 1429) là cháu nội của quan Đại Tư Đồ thời Trần là Trần Nguyên Đán (1326 - 1390), anh em con cô con cậu với Nguyễn Trãi (cháu ngoại Trần Nguyên Đán). Khi quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo bị thất bại (đầu thế kỷ XV). Trần Nguyên Hãn cùng với Nguyễn Trãi đã lặn lội tìm đến Lam Sơn (Thanh Hóa) - nơi người anh hùng dân tộc Lê Lợi phất cờ tụ nghĩa. Sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi: “Trần Nguyên Hãn người Sơn Động, Lập Thạch (nay thuộc Vĩnh Phúc) có học thức, giỏi binh pháp. Ông theo Lê Thái Tổ (Lê Lợi) khởi nghĩa, có công lớn trong sự nghiệp đánh quân Minh, được phong hàm Đại tư đồ, chức “Tả tướng quốc”.
Trong suốt hơn 10 năm kháng chiến chống quân Minh (1418 - 1429), tên tuổi Trần Nguyên Hãn đã gắn với những chiến thắng quan trọng đánh dấu bước phát triển cùng từng chặng đường và những chiến công quết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến. Đó là:
- Cuộc tấn công vào Nghệ An cùng nghĩa quân Lam Sơn (1424) do Trần Nguyên Hãn cùng với tướng lĩnh khác dành thắng lợi lớn.
- Cuộc vây hãm thành Đông quan (1426) Trần Nguyên Hãn cùng với Lê Lợi tiêu diệt lực lượng quan trọng của Vương Thông với chiến thắng ở Đông Bộ Đầu với chiến công này năm 1427 Trần Nguyên Hãn được Bình đại vương Lê Lợi phong hàm Thiếu úy.
- Cuộc công phá thành Xương Giang (1427) một trận quyết chiến, chiến lược, thể hiện tài năng quân sự thiên bẩm của Trần Nguyên Hãn. Tiếp đó là đánh tan viện binh của nhà Minh, đẩy quân xâm lược Minh vào thế suy kiệt và thất bại.
- Cuối 1427 trong “Hội thề Đông quan” Trần Nguyên Hãn là một trong những đại diện cao cấp của Lam Sơn. Tên ông được xếp ngay sau tên của Lê Lợi.
- Năm 1428 Trần Nguyên Hãn được phong chức tả tướng quốc. Rất tiếc là ông chưa kịp hưởng vinh hoa phú quý thì đã phải chết một cách oan uổng.
Từ cuộc đời và sự nghiệp của Trần Nguyên Hãn có thể rút ra một vài nhận định sau:
- Trần Nguyên Hãn là con người “Hữu học thức, tinh binh pháp”. Trong các sách sử cũ, rất nhiều sử gia phong kiến như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú đều thừa nhận “Hãn hữu học thức”. Tuy không đỗ đạt như Nguyễn Trãi hay nhiều người khác trong dòng họ, nhưng ở Trần Nguyên Hãn được thừa hưởng một nền giáo dục mà trước đó Đỗ Khắc Chung (thời vua Trần Thái Tông 1225 - 1258 lên Sơn Động - quê hương Trần Nguyên Hãn dạy học).  Đến thời Lê Nhân Tông (1456) ở Sơn Động có Nguyễn Từ người đầu tiên đỗ nhị giáp tiến sĩ. Trần Nguyên Hãn con nhà Tông, dòng dõi Trần Nguyên Đán mà theo Nguyễn Trãi cái sáng suốt thần  minh từ Trần Nguyên Đán đã rơi vào Trần Nguyên Hãn: Ngọc Phả vùng Sơn Động chép về Trần Nguyên Hãn: “Thiên thủ cao mại học lực tinh thông, thực động như binh thư, trường cơ võ lực” (có chí khí khác thường, học lực giỏi giang, thuộc lòng các sách binh thư, có sở trường về võ lực).
- Còn về binh pháp thì qua cuộc kháng chiến chống quân Minh, tất cả những chiến công vang dội gắn liền với tên tuổi Trần Nguyên Hãn đã thể hiện rõ tài năng quân sự ở ông.
- Trần Nguyên Hãn là một con người dân tộc Việt và thực sự ông trở thành anh hùng dân tộc. Điều đó được thấy rõ trong bối cảnh lịch sử khi ông sinh ra, trong dòng họ mà ông xuất thân và cái nhìn để có sự lựa chọn con đường và vị trí của ông phụng sự cho dân tộc. Là một tôn thất của nhà Trần, trong hoàn cảnh nhà Trần (một vương triều thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã sụp đổ), ông nhìn rõ quy luật vận động của xã hội. Vì thế ông không tìm cách và cũng không bị lôi cuốn bởi một số tôn thất nhà Trần khác để khôi phục lại triều đại của dòng họ đã mất. Ông đứng về phía nhân dân, đi tìm một minh chủ có khả năng tập hợp lực lượng đánh đuổi quân xâm lược dành lại độc lập cho dân tộc. Nền độc lập dân tộc ấy trước hết là tự do và hạnh phúc cho nhân dân trong đó có ông và dòng họ của ông. Ông đã đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên trên lợi ích của dòng họ, gia đình và cá nhân ông. Vì vậy ông đã dốc hết tài năng và tâm huyết cho mục tiêu ấy, sự tự nguyện ấy đã khẳng định rõ ông là một anh hùng dân tộc.
- Bản chất nhân văn, nhân nghĩa, khẳng khái và đầy khí tiết trong con người Trần Nguyên Hãn. Con người vì nước vì dân, mang chí lớn để tìm tự do hạnh phúc cho dân thì chúng ta đã thấy rõ ở Trần Nguyên Hãn trong quá trình ông giúp Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh. Điều đó được thể hiện rõ ngay từ thời thơ ấu và câu chuyện về nàng Thị Duy: Vào buổi câu cá ở bến Đông Hồ bờ sông Lô, Trần Nguyên Hãn nhìn thấy một xác người trôi nổi trên mặt sông. Ông vớt lên bờ chôn cất tử tế rồi đặt tên cho người phụ nữ bất hạnh là nàng Thị Duy. Trước khi từ biệt ông chắp tay khấn: Nay nàng gặp nạn, ta đã cứu nàng, sau này nếu ta gặp nạn mong nàng cứu ta. Quả thật sau này trong một trận chiến, ông bị địch vây,ông đã khấn, cảm ứng nàng Thị Duy đã biến thành con cáo trắng chạy ra, do vậy đàn chó săn của quân Minh đuổi theo cáo.
Ông đã từng nằm gai, nếm mật, đi bán dầu để nuôi chí lớn, dâng “gươm thần” cho thủ lĩnh Lê Lợi, dạy học cho trẻ nhỏ…
Và sau này khi ông phải chết oan uổng bởi chính mệnh lệnh mà ông từng phục vụ, ông cũng chỉ than rằng: “Tôi với vua cùng một lòng khởi binh, nay việc lớn đã thành, nhân dân đã yên ổn, nếu như tôi có lòng phản trắc xin quý thần soi xét”. Chỉ cần sự yên ổn cho dân là được, cái hình ảnh của một danh tướng, trang phục đơn sơ nhưng hùng dũng ngẩng cao đầu trên yên ngựa, tay thả con chim bồ câu tượng trưng cho khát vọng hòa bình của một con người đầy nhân văn và cao cả. Tôi xin khấn ông một lạy!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×