Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc.Đó là mùa xuân rất qune thuộc với hình ảnh của " dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và tiếng hót chim chiền chiện". Nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ thứ hai đã làm nổi bật vẻ đpẹ của bông hoa mọc lên từ giữa dòng sông như tâm điểm của 1 bức tranh đầy ấn tượng. Bông hoa ấy như phát sinh, khởi nguồn từ cái sức sống dồi dào của dòng sông xanh để vươn lên bất tử. Một bức tranh xuân tuyệt đẹpm vui tươi, rộn ràng mang đặc trưng của xứ Huế được hiện lên qua nhiều chi tiết. Có thể nói chỉ qua vài nét phác họa nhưng tác giả đã vẽ lên một không gian cao rộng của bầu trời, dòng sông, màu sắc xanh hài hòa của sông cùng màu tím- màu tím đặc trưng của xứ Huế. Tiếp đó, làm sống động cho bức tranh là âm thanh cao vọng của tiéng chim chiền chiện, một loài chim tiêu biểu của mùa xuân. Con chim chiền chiện kia hát lên lời ca say đắm trước vẻ đẹp hữu tình của mùa xuân thiên nhiên. Tất cả đã cho ta thấy một bức tranh hết sức sống động, tuyệt đẹp. Trước cảnh sắc ấy, cảm xúc của thi nhân không thể ngừng rung động, ông đã hòa mình vào để thấy hết vẻ đẹp của đất trời. Từ ' hứng' đã thể hiện rõ nhất thái độ, tình cảm của nhà thơ. Hứng " giọt long lanh", giọt mưa xuân, giotk sương, giọt của tiếng chim. Hứng là cảm giác say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. Nhà thơ đã cảm nhận mùa xuân bẳng cả thị giác, xúc giác dến cả thính giác. Nghệ thuật ẩn dụ sáng tạo qua từ " hứng" , cho thấy môtị tình yêu nồng nàn, tha thiết trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Như vậy, khổ đầu của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" đã miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước cũng chính là khổ thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
- phép nhân hóa: Con chim chiền chiện kia hát lên lời ca say đắm trước vẻ đẹp hữu tình của mùa xuân thiên nhiên.