LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy đóng vai một tảng băng trôi tự kể về mình

những năm gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu trên trái đất đã làm cho điện tích băng ở hai cực ngày càng giảm. Em hãy đóng vai một tảng băng trôi tự kể về mình
1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.040
2
0
Đã Off
20/02/2022 14:47:05
+5đ tặng

Hê-minh-uê là nhà văn hiện thực hàng đầu của văn học Mỹ thời kỳ hiện đại. Năm 1954, ông được trao giải Nô-ben về văn học do những đóng góp lớn trong việc đổi mới văn xuôi hiện đại cũng như việc thể hiện niềm tin bất diệt vào ý chí, nghị lực và lương tri con người. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Hê-minh-uê ra đời năm 1952, “Ông già và biển cả” được sáng tác theo nguyên lí “tảng băng trôi”.

Nguyên lý tảng băng trôi là một phương pháp viết văn dựa trên hình ảnh tảng băng trôi (bảy phần chìm và một phần nổi) để miêu tả những tình huống, tư tưởng tác phẩm chỉ đề cập đến một phần hiện thực nổi bật, còn bảy phần ý nghĩa còn lại sẽ để cho độc giả tự tìm hiểu, suy nghĩ và sáng tạo theo sở thích, cá tính của mỗi người thông qua những nội dung nhân vật và câu chuyện mà tác giả đã xây dựng nên.

Dưới vẻ trần trụi, thô sơ, rõ ràng bên ngoài, tác phẩm của Hê-minh-uê ẩn giấu những tầng sâu kín, đa nghĩa và đầy chất thơ. Thoạt nhìn , ngôn từ ở đây thường rất ngắn gọn và đơn giản, điều này đặc biệt thể hiện qua một loại ngôn từ mà người ta coi là sở trường của ông, ngôn ngữ đối thoại. Đối thoại rời rạc, khó hiểu ấy không đơn giản chỉ hứng thú của nhà văn, mà thường gắn bó với kiểu nhân vật Hê-minh-uê, họ không trần tình, bộc lộ tâm tư mà thường khi lại giấu kín nó. Muốn hiểu hết đối thoại của nhân vật Hê-minh-uê, nhiều khi phải đọc cả những im lặng và nhập hẳn vào văn cảnh của họ nữa. Huống chi nhà văn thường ẩn mình, không giải thích, bình luận nhiều về nhân vật, nên có những câu đối thoại gần như hoàn toàn thuộc về phần chìm của “tảng băng trôi”.

Đoạn trích “ông già và biển cả” kể về chuyện ông già chinh phục con cá kiếm trên biển cả mênh mông. Câu chuyện đơn giản nhưng lại gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc. Người đọc tự suy ngẫm để rút ra hàm ý sâu sắc. Trước hết khi đọc tác phẩm, người đọc thấy được đây là một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất trong đời đi câu cá của ông già và cuộc hành trình nhọc nhằn, dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô hình. Đó là phần nổi của nguyên lý.

Câu chuyện về ông già và con cá kiếm không đơn thuần là mối quan hệ giữa một lão đi câu với một con mồi. Giá trị cốt lõi của tác phẩm chính là ở phần chìm của tảng băng. Cuộc đuổi bắt đầy căng thẳng, mệt mỏi của ông lão đánh cá cũng chính là cuộc đời của mỗi người khi miệt mài tìm kiếm và chinh phục những khát vọng nhưng thật khó có thể tới được cái đích hoàn hảo mà mình mong muốn. Ông lão Xan-tia-gô đã mất nhiều ngày đêm để săn đuổi và chinh phục con cá kiếm khổng lồ, đó là thành quả đáng tự hào song ông lại không thể mang con cá kiếm về bờ mà chỉ mang được bộ khung xương khổng lồ của nó. Trong cuộc sống con người cũng vậy, chúng ta thường tự đặt ra nhiều mục tiêu, nhiều cái đích để cố gắng thực hiện, tuy nhiên không phải lúc nào mọi cố gắng cũng được đền đáp bằng những thành quả hoàn hảo như ta mong muốn. Tuy không hoàn hảo nhưng đó là kết tinh của những hi vọng, cố gắng nên dẫu kết quả như thế nào vẫn vô cùng ý nghĩa và đáng được trân trọng.

Mỗi người có một lí tưởng, một khát vọng riêng do đó những thứ giá trị, ý nghĩa với người này chưa chắc đã có giá trị với người khác. Trong tác phẩm, con cá kiếm chính là thành quả lớn lao mà Xan-tia-gô đạt được sau cuộc chiến không cân sức với tự nhiên, nên dẫu chỉ còn lại bộ xương thì vẫn là thứ quý giá nhất mà ông lão đạt được trong cuộc đời mình, còn đối với những du khách thì đó chỉ là bộ xương cá hoàn toàn không có giá trị.

Cuộc chiến không cân sức của ông lão Xan-tia-gô và con cá kiếm khổng lồ cũng chính là hành trình chinh phục tự nhiên đầy thử thách của con người. Ông lão và con cá không chỉ là những cá thể độc lập trong câu chuyện mà còn là biểu tượng lớn lao của cái đẹp. Nếu ông lão là biểu tượng cho những nét đẹp về ý chí, nghị lực bên trong con người thì con cá kiếm chính là hiện thân cho những vẻ đẹp kì vĩ của tự nhiên.

Qua việc tìm hiểu, khám phá phần nổi và phần chìm của tác phẩm. Hê-minh-uê đã giúp người đọc hiểu được rằng con người tuy nhỏ bé nhưng sức mạnh và ý chí lại vô cùng kiên cường, cuộc sống có khó khăn nhưng ẩn sâu vào tảng băng ấy là khát vọng to lớn, vượt qua thử thách để đạt được ước mơ. Đó là biểu hiện của nguyên lí sáng tác do nhà văn đề ra, nguyên lí “tảng băng trôi”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư