Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Điểm giống và khác giữa nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một sự việc hiện tượng

1. Điểm giống và khác giữa nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một sự việc hiện tượng 
2. Lập dàn bài cho đề bài về lòng khoan dung 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.072
1
0
Avicii
21/02/2022 13:57:44
+5đ tặng
1,

Sự khác nhau giữa bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:

  • Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng cuộc sống: Từ một sự việc, hiện tượng xuất phát từ thực tế trong đời sống, người viết nêu ra vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.
  • Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… làm sáng tỏ, một vấn đề tư tưởng, đạo lí, chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của nó; qua đó khẳng định tư tưởng của người viết.
2,

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính khoan dung. (Lưu ý: học sinh tự chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.


Pause
Unmute
Loaded: 0%
Fullscreen

b. Phân tích

Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.

Khoan dung với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng khoan dung thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.

c. Bàn luận

Người có lòng khoan dung thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.

Người có lòng khoan dung là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.

d. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến).

e. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá khoan dung không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (lòng khoan dung) và rút ra bài học cho bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đã Off
21/02/2022 14:14:27
+4đ tặng

1.Sự khác nhau giữa bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:

  • Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng cuộc sống: Từ một sự việc, hiện tượng xuất phát từ thực tế trong đời sống, người viết nêu ra vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.
  • Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… làm sáng tỏ, một vấn đề tư tưởng, đạo lí, chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của nó; qua đó khẳng định tư tưởng của người viết.
  • I. MỞ BÀI

    Dẫn dắt, giới thiệu về lòng khoan dung. Suy nghĩ của em về vấn đề này (lòng khoan dung quan trọng, cần thiết, tốt đẹp,...)

    II. THÂN BÀI

    Giải thích khái niệm:

  • Lòng khoan dung là gì? Sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,...
  • Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải.
  • Biểu hiện của lòng khoan dung:

  • Bỏ qua lỗi lầm cho những người phạm sai lầm lần đầu.
  • Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai.
  • Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân.
  • Vì sao phải có lòng khoan dung?
  •  Lòng khoan dung khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn.
  • Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn.
  • Lòng khoan dung góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ.
  • Không có lòng khoan dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ.
  • Không có lòng khoan dung khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn.
  • Lời khuyên:

  • Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ.
  • Biết dùng lòng khoan dung một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng.
  • III. KẾT BÀI

    Khẳng định lại bản chất của lòng khoan dung. Bày tỏ thái độ, bàn luận mở rộng.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k