Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Xã hội thi cử khoa bảng nên nhiều bạn cứ ưu tiên việc học và không chịu làm cái gì khác ngoài học. Khi giao cho trồng một cái cây, vì chỉ biết học, nên không tưới cây, cây chết. Khi giao thêm việc ngoài việc học, họ cảm thấy phiền toái. Cuối cùng, giải pháp là: không nuôi con gì, không trồng cây gì. Để dành tập trung cho học. Câu cửa miệng là “đang bận học”. Họ dành quá nhiều thời gian cho một động từ. Rồi thành một chứng bệnh trầm kha khó chữa, di chứng để lại suốt đời là “chẳng biết gì ngoài học”. Một người giỏi thực sự là họ tập trung học thật nhanh, vì còn nhiều động từ khác. […]. Người có đầu óc, học sẽ vừa làm vừa học, học thông qua làm, learning by doing. Học cũng giỏi, chơi cũng giỏi, mà làm cũng giỏi. Một ngày của họ có nhiều trải nghiệm chứ không lặp đi lặp lại một cái gì. Năng lực tự học, quán xuyến đa nhiệm, sắp xếp thời gian là bí mật của một người “muốn gì được nấy”. Lớn lên họ sẽ làm được nhiều thứ mà với người thông thường, người ta sẽ tự hỏi “không biết ông/bà ấy lấy đâu ra thời gian mà làm được nhiều việc như thế?” Tất cả là do mình có năng lực LÀM đấy thôi. Học, rốt cục là để LÀM, chứ không phải chỉ để BIẾT.
(Tony buổi sáng, 29/5/2020, http://www6.khongco.org)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, xã hội thi cử khoa bảng đã tạo nên những hệ lụy, di chứng gì?
Câu 3. Anh / chị hiểu tác giả muốn gửi gắm điều gì qua ý kiến: “Một người giỏi thực sự là họ tập trung học thật nhanh, vì còn nhiều động từ khác”.
Câu 4. Tác giả cho rằng: Học, rốt cục là để LÀM, chứ không phải chỉ để BIẾT. Anh / chị có đồng tình không? Vì sao?
1 trả lời
676