Khổ thơ cuối trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên đã thể hiện rất rõ tâm trạng của tác giả trước thời cuộc hiện nay. Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên. Vậy nay hoa đào lại nở, hình ảnh của ông đồ như thế nào? Nay khi đào nở ông đồ đã không còn nữa. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc: Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là trong quá khứ. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Mọi vật vẫn như cũ đào vẫn nở ,phố xá vẫn nhộn nhịp nhưng giờ đây mọi vật đã hoàn toàn thay đổi ,mọi người không còn vây quanh ông đồ thuê viết đồng nghĩa với việc chơi câu đối đã đần bị thay đổi ,mai một. Trước sự thờ ơ của mọi người ông đồ buồn ,nỗi buồn lan sang cả cảnh vật vô tri vô rác để rồi chạm vào lòng người đọc. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về nét văn hóa của dân tộc ta. Câu hỏi cuối bài tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế bỏ quên.