Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
28/02/2022 15:46:10

Em có nhận xét gì về đức tính giản dị của bác hồ

Em có nhận xét gì về đức tính giản dị của bác hồ
4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.246
3
0
Bùi Khắc Trí
28/02/2022 15:52:45
+5đ tặng

Đức tính giản dị là một đức tính vô cùng quý báu của dân tộc ta được truyền từ đời này sang đời khác, một trong những tấm gương vô cùng tiêu biểu không thể không kể đến đó là Bác Hồ, một con người vĩ đại cả về phẩm chất lẫn nhân cách sống. Đức tính quý báu đó được tác giả Phạm Văn Đồng trình bày lại vô cùng xuất sắc qua tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

Trong tác phẩm tác giả khẳng định một chân lí không thể thay đổi đó là sự vĩ đại của Bác trong các hoạt động chính trị cũng như những hoạt động thường ngày, Bác có thể làm những việc vô cùng lớn lao mà không phải ai cũng có thể thực hiện được nhưng trong cuộc sống hàng ngày Bác lại trở về với lối sống của một người lính, một con người hết sức bình thường. Qua những câu văn tiếp theo tác giả đã chứng minh được sự giản dị của Bác trên ba phương diện là cách ăn, cách ở, cách làm việc.

Về cách ăn uống hàng ngày của Bác là vô cùng giản dị, mang phong cách của người lao động bình thường, những món trong mâm cơm hàng ngày của Bác không phải là cao lương mĩ vị, không phải sơn hào hải vị, tất cả chỉ có vài ba món rất đơn giản, bởi Bác là một người hiểu người lao động, trân trọng những gì mà người lao động vất vả làm ra, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm nào, khi ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn thừa lại luôn được Bác sắp xếp tươm tất. Tác giả có thể nêu lên những dẫn chứng cụ thể như vậy bởi ông đã từng làm việc bên cạnh Bác, đã từng sống cùng Bác trong suốt một thời gian dài, chính vì vậy mà những điều ông nêu ra thật tỉ mỉ và sắc nét.

Cách ở của Bác cũng rất giản dị, với tâm hồn lộng gió mà nhà Bác ở chỉ là nhà sàn, không chỉ có vậy, không gian mà Bác sống luôn mang một sắc thái của thiên nhiên, nơi Bác ở luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn do tự tay Bác chăm sóc, nuôi trồng. Qua đó cũng có thể thấy được Bác là một người say mê với công việc, Bác suốt ngày làm việc, dành toàn bộ thời gian của bản thân để dành cho việc làm, từ việc rất lớn là cứu nước, lo nghĩ cho dân tộc đến những việc nhỏ bé nhất như chăm lo cuộc sống xung quanh mình, viết thư cho các cháu thiếu nhi hay thăm khu tập thể của công nhân, đối với Bác những việc mà Bác có thể làm được thì không cần người giúp.

Tác giả cũng bình luận về đời sống của Hồ Chí Minh, cách sống của Bác không phải là sống khắc khổ theo lối tu hành, cũng không phải là sống thanh bạch theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Đời sống giản dị của Bác là xuất phát từ chính sự hòa hợp tuyệt đẹp giữa cách hòa quyện bản thân với sự sôi nổi, phong phú của xã hội, bởi Bác đã dành phần lớn cuộc đời mình với những đấu tranh gian khổ ác liệt, cuộc sống khó khăn đã hình thành nên nhân cách con người Bác.

Qua tác phẩm tác giả vừa thể hiện về phẩm chất đáng quý của Bác vừa một lòng thể hiện sự kính mến và biết ơn đối với Bác, hơn thế nữa qua tác phẩm tác giả cũng muốn gửi gắm một bài học quý giá về đạo đức con người thông qua vị cha già vĩ đại của dân tộc ta

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Ngọc Quý
28/02/2022 15:53:05
+4đ tặng

– Luận điểm chính của toàn bài được tác giả khái quát trong đoạn mở đầu là: Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị của một vị lãnh tụ đứng đầu đất nước với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn.

– Để làm rõ đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ, tác giả đà chứng minh ở các phương diện: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, trong quan hệ với mọi người, ở lời nói và bài viết.

Câu hỏi 2: Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn.

Gợi ý:

– Bài văn được tác giả lập luận như sau: Phần đầu tác giả xác định phạm vi vấn đề cần chứng minh. Tiếp đến lần lượt đưa ra các luận cứ đẻ làm sáng tỏ từng luận điểm. Sau mỗi luận cứ, tác giả thường đưa ra một lời nhận xét hay bình luận về ý nghĩa việc làm của Bác.

Như vậy, với trình tự lập luận hợp lí như trên tác giả chứng minh đi từ khái quát đến cụ thể, các dẫn chứng đưa ra toàn diện, đầy đủ giúp cho bài văn chứng minh được chạt chè.

– Bô cục của bài văn:

+ Mở bài: Nêu lên sự thống nhất giữa giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác Hồ.

+ Thân bài: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trên các phương diện bữa cơm, cái nhà, công việc, lời nói, bài viết

Câu hỏi 3: Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.

Gợi ý:

Trong đoạn văn, tác giả đà đưa ra các dần chứng để chứng minh về sự giản dị cua Bác trên các phương diện bữa ăn, đồ dùng, lối sông:

– Bữa ăn của Bác chi có vài ba món rất đơn giản, lúc ân Bác không đê rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại dược sắp xếp tươm tất.

– Ngôi nhà cua Bác vẻn vẹn chi có vài phòng, luôn lộng gió và ánh sáng.

– Cách làm việc của Bác: Bác suốt đời làm việc, suốt ngàv làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ.

– Về lối sống cua Bác: Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp CỈ10 nên bên cạnh bác người giúp việc và phục vụ có thề đếm trên đầu ngón tay.

Sau mỗi phần nêu dẫn chứng, tác giả đều giải thích, bình luận về phẩm chất giản dị của Bác

Như vậy, phép lập luận chu đạo trong đoạn văn trên là chứng minh. Để chứng minh, tác giá đã đưa ra một hệ thống luận cứ đầy đủ, với lí lẽ chặt chè và những dẫn chứng chính xác, cụ thê, toàn diện làm sáng tỏ các luận cứ. Đi kèm với các dẫn chứng, lí lẽ là ngôn ngữ giàu hình ảnh giúp cho việc bộc lộ tình cảm cua người viết một cách sâu sắc. Do vậy bài viết đã thuyết phục được người đọc.

Câu hỏi 4: “Bác Hồ sống giản dị thanh bạch như vậy, bởi vì Người hiểu được khổ của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.

Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác ?

Gợi ý:

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phép lập luận chứng minh kết hợp với việc giải thích và dưa ra nhừng lời nhận xét, bình luận giúp cho người dọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác, đồng thời cũng bộc lộ rõ cám xúc của người viết. Những lời bình luận của tác giả chân thực, xúc động, mang tính khái quát. Đó là lòng cảm phục và kính yêu Bác Ilỏ cùa tác giả. Đây là cách lập luận đặc sắc, nổi bật và chung nhất của bài viết.

Câu hỏi 5: Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?

Gợi ý:

Bằng nghệ thuật nghị luận đặc sắc, bài văn vừa có chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành của người viết. Tác giả đã làm sáng rõ: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Hãy tìm một số VD đế chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác.

Gợi ý:

Hồ Chủ tịch không chỉ giản dị trong cuộc sống đời thường, mà trong thơ văn khi viết những tác phẩm tuyên truyền cho quần chúng nhân dân người cũng viết bằng một văn phong hết sức giản dị:

Chẳng hạn Bác khuyên thanh niên:

                           Không có việc gì khó 

                           Chỉ sợ lòng không bền 

                           Đào núi và lấp biển 

                           Quyết chí ắt làm nên.

Hoặc quan niệm sống, cách sông của Bác cũng hết sức giản dị:

                           Sáng ra bờ suối tôi vào hang 

                           Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng 

                           Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng 

                           Cuộc đời cách mạng thật là sang

                                                      (Tức cảnh Pác Bó)

1
0
Bleene
28/02/2022 15:55:04
+3đ tặng

Tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ do Phạm Văn Đồng chắp bút là một áng văn nghị luận giàu giá trị. Nó giúp cho những thế hệ mai sau, không có may mắn gặp Bác trực tiếp, được hiểu hơn về nét đẹp giản dị trong lối sống của Bác Hồ.

Bác Hồ là một vị lãnh tụ, nhưng Người khác hoàn toàn so với những vị lãnh tụ khác trên thế giới. Bởi Bác luôn giữ cho mình một lối sống giản dị. Từ trong lời ăn tiếng nói, phong cách ăn mặc hằng ngày cho đến cả cách ứng xử với người khác.

Là Chủ tịch nước, nhưng Bác chỉ sống trong một căn nhà sàn nhỏ, với các đồ vật giản đơn, bình thường. Những bữa ăn của Bác cũng chỉ gồm ba món. Khi ăn, Bác luôn quý trọng từng hạt cơm, tuyệt không để rơi vãi. Thức ăn còn dư thì được cất lại gọn gàng. Áo quần, giày dép của Bác cũng ít ỏi lắm, chỉ cần còn mặc được thì dù có cũ cũng không bị vất đi.

Tuy bận rộn với việc nước, nhưng Bác vẫn tự chăm lo cho cuộc sống của mình. Chẳng cần kẻ hầu người hạ. Không những thế, Bác còn dành thời gian tự tay chăm sóc cho vườn cây, ao cá cạnh nhà. Điều đó khiến người dân càng thêm yêu quý và kính trọng Bác.

Sự giản dị của Bác còn được thể hiện qua những lời nói và phong cách ứng xử hằng ngày. Tùy từng trường hợp mà có chút sự thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, với bà con nhân dân, với các em thiếu nhi, lời Bác luôn mộc mạc và dễ hiểu. Bởi cốt là Bác muốn truyền tới mọi người tình cảm chân thành của mình.

Bác chọn cho mình lối sống giản dị, là chọn cách sống hòa hợp giữa cá nhân và tập thể, giữa con người và thiên nhiên, giữa sự đơn giản và phong phú. Chứ không phải là sống một cách ẩn dật, chẳng màng thế sự như các bậc hiền triết ngày xưa. Lối sống đáng quý ấy, đã được tác giả Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.

1
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo