Ông giáo là một nhà tri thức nghèo ở gần nhà với lão Hạc, thứ ông quý trọng nhất là sách -nhưng cuối cùng cũng phải bán đi để chữa bệnh cho con.Sự nghèo đói, khổ cực của bệnh đau chân đã khiến vợ ông giáo trở nên ích kỉ với tất cả mọi người, ngoại trừ những đứa con. Còn ông thì khác, dù có nghèo đói hay túng quẫn đến đâu thì ông vẫn giữ được những phẩm chất đáng quý: sự thương cảm, xót xa với lão Hạc. Ông rất buồn khi thấy lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của mình, có lẽ ông là người thấu hiểu những nỗi đau của lão Hạc. Ông chỉ có thể giữ giùm lão Hạc 3 sào vườn và tiền làm ma. Ông giáo cũng rất thương vợ, thể hiện ở câu nói chống chế giúp vợ: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi".Ông giáo đại diện cho tầng lớp tri thức nghèo, giàu lòng yêu thương, giàu tình cảm. Ông chỉ " buồn chứ không nỡ giận" khi thấy vợ ông sống ích kỉ với lão Hạc.Và cho đến khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, điều duy nhất ông có thể làm đó là giữ trọn lời hứa với lão.