Nam ơi,cậu đã đi ĐÀng Nẵng bao giờ chưa?
Rồi,tớ mới đi hè năm nay.
Thế cậu đax đến làng nghề bánh tráng Tuý Loan chưa.
Tó đến rồi!Thế cậu biết quy trình làm bánh không?
Tớ chỉ thưởng thứuc thôi chứ không ăn.
Vậy à,để tớ giới thiiệu cách làm cho cậu nehs!
Bước đầu tiên,lựa chọn nguyên liệu làm bánh tráng Theo chia sẻ từ người trong nghề, để có nguyên liệu tráng bánh vào sáng sớm thì phải ngâm gạo và làm sẵn gia vị vào tối hơm trước. Gạo phải là gạo 13/2, cứ 1 ang gao thì trộn kèm với 12 lon mè trắng, kèm theo đó là các gia vị như gừng, tỏi, đường, nước mắm để có hương vị thơm ngon. Bột trước khi trộn gia vị phải đem đi xay, sau đó hòa thêm với nước để đảm bảo sao cho không quá lỏng hoặc quá đặc. Và để bánh được mịn, phải lọc qua một lượt để loại bỏ đi những vỏ trấu còn lấm tấm. Bước thứ hai,chọn loại củi tốt để tráng bánh Ngoài việc lựa chọn mè, gạo sao cho đúng thì củi cũng rất quan trọng. Để lửa đượm, chiếc bánh ngon thì củi phải là loại củi thân loại tốt. Khi lò bắt đầu thì cũng là lúc bắt đầu cho công đoạn đầu tiên. Lễ hội thi nướng bánh thu hút nhiều chị em tham gia. Bước thứ ba,công đoạn sấy bánh tráng Để bánh được dày thì người thợ phải tráng qua 2 lớp, và bí quyết để làm ra chiếc bánh tráng ở làng Túy Loan, đó là đem sấy khô trên bếp than hồng chứ không phơi nắng như nhiều chỗ khác. Một vài người thì tận dụng phơi nắng nhưng sẽ không ngon bằng khi sấy trực tiếp bằng than. Bánh sau khi tráng, nhờ bí quyết pha chế độc đáo cùng bàn tay khéo léo của người thợ, đã tạo nên những chiếc bánh tròn đẹp, đều tăm tắp. Bước cuối cùng là quy trình gỡ bánh tráng Túy Loan Bánh sau khi đã phơi tới, người thợ sẽ phải khéo léo để gỡ bánh sao cho bánh vẫn còn nguyên vẹn, không cong vênh. Để làm được điều này, quan trọng là phải biết canh bếp sấy để gỡ sao cho đúng lúc. Sau khi gỡ xong, xếp lại thành chục, rồi dằn cho phẳng mặt, đem đi giao hàng. Bánh Túy Loan được xông than nên rất giòn, có thể để ăn cả năm mà không lo bị mốc.
Như vậy là có thể có 1 cái bánh tráng ngon lành rồi!
Uầy,để tớ về thử nhé!
Nhất trí nè!