Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy kể về văn học

Em hãy kể về văn học
2 trả lời
Hỏi chi tiết
82
1
0
Dawools
01/03/2022 12:04:01
+5đ tặng

Sau bữa cơm tối, Hà - đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.

- Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!

Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:

- Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

- Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

- Cứ đưa đây!

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.

Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.

Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vy
01/03/2022 12:08:57
+4đ tặng

Gần hai trăm năm nay Truyện Kiều đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nước ta, trở thành một tài sản vô giá, một viên ngọc “càng mài càng sáng” trong kho tàng văn học Việt Nam.

Nguyễn Du là danh nhân văn hóa lớn, một nhà nhân đạo lý tưởng, một đại thi hào tài ba của dân tộc. Suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Du đã để lại cho kho tàng văn học dân tộc rất nhiều những tác phẩm xuất sắc- một tài sản đồ sộ mà vô giá: đồ sộ về số lượng và vô giá về tầm tư tưởng cao cả vĩ đại vượt thời đại của đại thi hào. Trong đó, “Đoạn trường tân thanh” mà chúng ta vẫn hay gọi là “Truyện Kiều” là kiệt tác vĩ đại nhất và ông để lại cho nhân loại.

Truyện Kiều được viết theo thể loại truyện thơ gồm 3254 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm. Truyện được Nguyễn Du dựa theo cốt truyện cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân và là sản phẩm của sự tiếp thu có sáng tạo đồng thời phù hợp với văn hóa dân tộc.

Truyện kể về nàng Thúy Kiều, là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Truyện chia làm ba phần. Phần một: Gặp gỡ và đính ước: Trong ngày hội Đạp Thanh, Thúy Kiều cùng hai em đi tảo mộ, tại đây, nàng gặp được nấm mồ của Đạm Tiên. Cũng tại nơi đây, khi hoàng hôn buông xuống, nàng và chàng thư sinh nho nhã Kim Trọng đã hội ngộ và mang lòng cảm mến đối phương để rồi sau đó, hai bên đã cùng nhau đính ước.

Phần hai: Gia biến và lưu lạc. Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải dứt lòng trao duyên cho Thúy Vân rồi bán mình chuộc cha. Nhưng nàng lại bị lần lượt bọn buôn người Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, khiến nàng rơi vào chốn lầu xanh. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh làm lẽ cho hắn. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư vì ghen tức, bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Thật không may, sư Giác Duyên giao lầm Kiều vào tay kẻ xấu là Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều rơi vào chốn phong trần lần nữa. Ở đây, nàng gặp người anh hùng đội trời đạp đất Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, trên đường đi Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.

Phần ba: Đoàn tụ. Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin gia đình Kiều gặp nạn, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ “danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều quyết định: “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Về nội dung, Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, một xã hội đồng tiền tha hóa mà con người bị vùi dập không thương tiếc. Ở đó, xuất hiện nhiều vô kể những quan tham ô lại, nhà chứa nhơ nhớp, con buôn giáo dở,… Từ xã hội như thế, con người nhất là người phụ nữ bị đối xử bất công, bị chà đạp nhân phẩm nhưng vẫn không để mất đi một tâm hồn lương thiện tốt đẹp. Truyện đã cất tiếng nói cảm thông thương xót cho số phận con người đồng thời là sự khẳng định, đề cao tài năng, khát vọng sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng về một tình yêu hạnh phúc,…

Về nghệ thuật, tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát mà Nguyễn Du sử dụng đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống nhưng lại không mất đi được yếu tố bác học, thẩm mĩ của ngôn từ đã tạo cho Truyện Kiều một tầm cao khó sánh. Là một thể loại truyện thơ, nghệ thuật tự sự của tác phẩm đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

Từ khi được sinh thành, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng, có hàng ngàn những công trình lớn nhỏ nghiên cứu về nó và hàng ngàn những cuộc bút chiến xảy ra quanh nó. Tác phẩm đã đưa nền văn học dân tộc ra thế giới, chiếm một vị trí quan trọng trên diễn đàn quốc tế.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo