Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh chân lí nền độc lập trong bài “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt), với cơ sở lí luận về nền độc lập trong phần 1 của bài “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi)

So sánh chân lí nền độc lập trong bài “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt) với cơ sở lí luận về nền độc lập trong phần 1 của bài “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi).
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
416
1
1
Oliviiiia
02/03/2022 14:09:39
+5đ tặng
Nam Quốc Sơn Hà:
khẳng định chủ quyền dựa vào 2 yếu tố
- cương vực
- lãnh thổ
*** Bình Ngô Đại Cáo
Khẳng định chủ quyền dựa vào 5 yếu tố
- cương vực
- lãnh thổ
- văn hiến
- phong tục
- lịch sử
Ngoai` 2 yếu tô' đã đư­ợc nói như trong bai` Nam quốc sơn hà thi` bai` Binh` Ngô Đại Cáo có thêm 3 yếu tô' va` điêu` quan trọng la` 3 yếu tô' đó thuộc vê` giá trị tinh thân` la` những điều không thể thay đổi.
===> Có thể nói Nguyễn Trãi đã tiếp nhận tư tưởng của đời trước song đã bổ sung va` có tính toàn điện hơn trước . Ông đã có cái nhìn tích cự­c vê` mặt lịch sử , địa lí , vă­­n hóa , xã hội, va` vê` chủ quyên` . Đó la` cái nhin` có chiêu` sâu , la` 1 phát hiện vĩ đại , la` sức sống trương` tôn` không gi` khuất phục được dân tộc Đại Việt

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Avicii
02/03/2022 14:10:30
+4đ tặng

Trong tiến trình phát triển của lịch sử, hầu như dân tộc nào cũng có những văn kiện có tính chất tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền được công bố rộng rãi trong một hoàn cảnh nhất định.

Tầm vóc, sức hấp dẫn và lôi cuốn của một bản Tuyên ngôn phụ thuộc vào hai điều kiện chính: truyền thống văn hóa, văn hiến kết tinh trong mỗi chiến công, kỳ tích; tài năng của người khởi thảo, tạo lập

Lịch sử dân tộc Việt Nam với truyền thống hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã từng được chứng kiến sự ra đời của nhiều bản Tuyên ngôn độc lập.

Trong đó có ba bản Tuyên ngôn tiêu biểu, tương ứng với mỗi giai đoạn khác nhau, qua đó khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. Bao gồm: Nam quốc sơn hà (1076) của Lý Thường Kiệt; Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi; Tuyên ngôn độc lập (1945) của Hồ Chí Minh.

Bản Tuyên ngôn lịch sử bằng thơ này ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Năm 1076, 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn sang xâm chiếm nước ta. Lý Thường Kiệt là tổng chỉ huy quân ta đã kiên cường chống lại đội quân xâm lược đến từ phương Bắc.

Ông cho lập phòng tuyến sông Như Nguyệt (còn gọi là sông Cầu) để chặn giặc, Sau đó, cho quân vây đánh chúng ở vùng biển Quảng Ninh. Nhiều trận quyết đấu đã xảy ra, do chênh lệch về lực lượng, quân Tống có thời điểm đã chọc thủng được phòng tuyến sông Như Nguyệt.

Trước tình thế khó khăn, nhằm khích lệ tinh thần của binh sỹ và tỏ rõ chí khí của ta, Lý Thường Kiệt đã đọc bài thơ “thần”:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Dịch thơ:

(“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”).

Nếu như trong hai câu đầu, tác giả khẳng định dứt khoát về chủ quyền dân tộc như là một chân lý thiêng liêng, bất di bất dịch thì hai câu sau là lời quyết chiến, quyết thắng kẻ tàu xâm lược. Trong “Nam quốc sơn hà” Lý Thường Kiệt đã thể hiện rất rõ lòng tự tin, tự hào dân tộc. Điều này được thể hiện qua giọng điệu hào sảng và việc tác giả sử dụng từ “đế” trong nguyên tác.

Từ thời Tần Thủy Hoàng, các hoàng đế Trung Quốc cho mình là chủ thiên hạ, được trời giao cho sứ mệnh trông nom muôn dân. Các nước khác chỉ là chư hầu, người đứng đầu chỉ được xưng Vương.

Lý Thường Kiệt đã không thừa nhận trật tự áp đặt đó, mà khảng khái chỉ ra rằng cũng có một hoàng đế phương Nam sánh ngang hàng với hoàng đế phương Bắc.

Như vậy, với tầm vóc của một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên, “Nam quốc sơn hà” vừa khẳng định chủ quyền lãnh thổ vừa thể hiện niềm tin tất thắng dựa vào chân lý và chính nghĩa. Đó cũng chính là sự thăng hoa của tâm hồn dân tộc được hun đúc nên từ lịch sử của những cuộc chiến đấu chống xâm lăng.

Còn “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428. Tác giả đã thay lời Lê Lợi tuyên cáo với muôn dân về việc kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, giành lại độc lập cho nước Đại Việt.

Nếu như trong “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền của dân tộc bằng một niềm tin nhuốm màu huyền thoại (Định phận tại sách trời), thì hơn 3 thế kỷ sau Nguyễn Trãi đã chứng tỏ điều đó bằng những luận cứ khoa học và sự thật lịch sử đầy tính thuyết phục:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.

Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh những điều chứng tỏ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc: Nước ta đã có một nền văn hiến lâu đời, có bờ cõi riêng, có phong tục riêng, có các triều đại sánh ngang với phương Bắc.

Từ “Bình Ngô đại cáo” có thể thấy được toàn cảnh cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược vô cùng gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của nhân dân ta. Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, không ngại khó ngại khổ ấy được dựa trên nền tảng vững chắc của lập trường chính nghĩa:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

“Bình Ngô đại cáo” cho đến nay vẫn được xem là áng “thiên cổ hùng văn” bởi sự kết hợp, hoà quyện nhuần nhuyễn giữa cảm hứng chính trị và cảm hứng nghệ thuật.

Ngày 19/8/1945 cuộc cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền thuộc về tay nhân dân. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” trước đông đảo quốc dân đồng bào khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Tuyên ngôn độc lập vừa là văn kiện chính trị quan trọng của dân tộc vừa là tác phẩm văn chính luận có giá trị lớn. Theo Trần Dân Tiên thì đó là “kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam”. Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc dựa trên công lý về quyền con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đó khéo léo viện dẫn lời của hai bản Tuyên ngôn của hai nước lớn có truyền thống dân chủ, bình đẳng nhưng lúc bấy giờ đang đi ngược lại những nguyên tắc của cha ông mình là “Bản tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của Mỹ và “Tuyên ngôn nhân quyền năm 1791 của Pháp” và trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ năm 1776 đã ghi rõ:

“Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ có những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Tuyên ngôn của Pháp cũng nhấn mạnh: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”, đó thực sự là “những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Điểm sáng tạo đồng thời là tư tưởng cốt lõi trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là việc khẳng định quyền con người và quyền độc lập dân tộc không thể tách rời nhau.

“Nước mất nhà tan”, có độc lập dân tộc mới có quyền con người. Tư tưởng đó cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuyên ngôn độc lập ca ngợi tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam suốt chặng đường lịch sử với tinh thần kiên cường, gan góc.

Từ các phong trào nổi dậy của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, các phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đến thời kỳ cách mạng vô sản. Tất cả đều hướng đến một mục tiêu cao nhất: giành độc lập cho dân tộc.

Kết thúc bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đó trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tinh mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lời lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn đầy cảm xúc, đó cũng là áng văn tâm huyết của chủ tịch Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người.

Đồng thời, tác phẩm cũng kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập tự do của dân tộc ta.

Sau bao nhiêu năm đã trôi qua đi kể từ khi bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được vang lên trên quảng trường Ba Đình đầy nắng, ngày nay, đất nước đã sang trang, đang từng bước hội nhập sâu rộng với thế giới trong thế và lực mới. Âm hưởng của bản tuyên ngôn lịch sử năm nào lại vọng vang khiến cho lòng người thêm náo nức!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×