ĐỀ 4
Câu 1: (1 điểm)
1.1. Ca dao có câu:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Câu ca trên gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ nào em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 cũng có ý nghĩa nhắc nhở về truyền thống tốt đẹp này?
1.2. Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao?
Câu 2: (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có
bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…
Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
(Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương, Ngữ văn 7, tập 2, trang 101, 102)
2.1 Tìm và nêu tác dụng của các phép liệt kê được sử dụng ở ngữ liệu.
2.2 Từ những gợi dẫn ở ngữ liệu và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu với bạn bè về ca
Huế- một nét đẹp văn hóa của quê hương. (Trả lời ngắn gọn, không quá ½ trang giấy thi)
Câu 3: (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng nhà là nơi không cần quá rộng, chỉ cần nơi ấy có đủ yêu thương. Bằng những hiểu biết và trải nghiệm của bản thân, hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ của em về ý kiến trên.
ĐỀ 5
Câu 1 (1 điểm):
Câu rút gọn là gì? Lấy ví dụ và cho biết câu rút gọn thiếu thành phần gì?
Câu 2 (1 điểm)
Chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động (theo hai cách).
“Các công nhân lành nghề xây dựng ngôi trường này vào năm 2015”.
Câu 3 (3 điểm):
Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi:
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”
a) Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người.
Câu 4 (5 điểm):
Bàn về học vấn, ngạn ngữ Hy Lạp có câu "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của mình về vấn đề này.
***********************************************
ĐỀ 6
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Cho biết nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
b) Tìm thêm ít nhất một câu tục ngữ cùng chủ đề.
Câu 2: (3,0 điểm)
Viết đoạn văn (từ 6-8 câu) kể về hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có sử dụng một phép liệt kê và một câu đặc biệt.
Câu 3: (5,0 điểm)
Nhân dân ta muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hãy viết bài văn giải thích những điều em hiểu được trong câu ca dao trên.
ĐỀ 7
Phần I (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Câu 1: Nhận biết
Đoạn trích trên có trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2: Thông hiểu
Trong câu văn in đậm, tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 3: Vận dụng
Dựa vào đoạn trích trên và những hiểu biết về tác phẩm này hãy viết đoạn văn khoảng 7 câu, trình bày cảm nhận của em về cách thưởng thức ca Huế. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch chân)
Phần II.
Đề 1:
Giải thích câu nói: "Thời gian là vàng bạc"
Đề 2: Nhận xét truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn có ý kiến cho rằng: Toàn bộ câu chuyện đã phơi bày hiện thực đen tối thê thảm của người dân đồng thời vạch trần bộ mặt tàn ác, vô lương tâm của giai cấp thống trị xưa.
Hãy chứng minh.
ĐỀ 8
Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“...Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày !
Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm...
- Đuổi cổ nó ra !”
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì?
3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?
Câu 2 (2 điểm):
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân khi hộ đê trong đoạn trích trên.
Câu 3 (5 điểm): Nghị luận giải thích câu nói: "Rừng vàng biển bạc".
ĐỀ 9
Phần I: Phần đọc – hiểu (2,0 điểm) :
Đọc kĩ phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
Lúc đau buồn và khi sóng gió
Giữa giông tố cuộc đời
Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.
Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
Mẹ là ánh sáng của đời con
Là vầng trăng khi con lạc lối
Dẫu đi trọn cả một kiếp người
Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…
(Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt ?
Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong phần trích ?
Câu 3: Trong khổ thơ thứ hai xuất hiện biện pháp tu từ gì ?
Câu 4: Các từ vì, và, để trong phần trích thuộc từ loại gì ?
Phần II: Làm văn( 8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh quan phụ mẫu trong đoạn trích trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
Giải thích và bình luận câu tục ngữ "Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn"
...............Hết..............
************************************************************
ĐỀ 10
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?
Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ – vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm).
Câu 1: Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc."
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về quê hương đất nước.
************************************************************
Đề số 11
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm).
Câu 1: (2 điểm). Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt […] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm […]
a) Phần trích trên thuộc văn bản nào, của ai ?
b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của phần trích trên là gì ?
c) Hãy nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong phần trích đó.
Câu 2: (1 điểm). Chỉ ra cụm C-V làm thành phần câu, làm thành phần cụm trong câu:
“ Nước mặn kéo dài khiến mọi người lo lắng.”
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm).
Câu 1 Ca dao Việt Nam có câu :
” Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .”
Em hãy viết bài văn nghị luận giải thích câu ca dao trên.
************************************************************
ĐỀ 12
Câu 1: Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:
a. Câu trên nằm trong chủ đề tục ngữ nào mà em đã học? hãy chép them một câu tục ngữ cùng chủ đề và giải thích nghĩa câu tục ngữ mà em vừa chép?
b. ở câu tục ngữ, thành phần nào thường được rút gọn? Vì sao?
Câu 2: Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết cụm C-V trong mỗi câu làm thành phần gì?
Câu 3:Ông cha ta thường nhắc con cháu phải sống đúng với đạo lý nhân nghĩa. Em hãy chứng minh đạo lý này qua câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |