LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý về ca dao những câu hát than thân những câu hát châm biếm

lập dàn ý về ca dao những câu hát than thân những câu hát châm biếm.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
79
1
0
Phonggg
03/03/2022 20:05:13
+5đ tặng

+ Ngày thì ước những ngày mưa, đêm thì ước những đêm thừa trống canh: lười lao động, thích ăn chơi, hưởng thụ

- Hình ảnh đối lập với hình ảnh “chú tôi”

+ Cái cò lặn lội bờ ao: sự vất vả, cơ cực, lam lũ của người cháu

+ Cô yếm đào: người con gái xinh đẹp, giỏi giang

⇒ Dùng hình ảnh nói ngược và phép đối lập, bài ca dao chế giễu những người nghiện ngập rượu chè, lười biếng, thích hưởng thụ trong xã hội

2. Bài 2

- Lời của thầy bói - phán những chuyện hệ trọng trong cuộc đời một con người

+ Lời phán cụ thể, rõ ràng, chắc như đinh đóng cột những chuyện hiển nhiên của tạo hóa

+ Nói dựa, nói nước đôi

- Cách châm biếm, phên phán: dùng chính những lười lẽ của thầy bói để vạch trần bộ mặt lừa bịp, dối trá, gian xảo của hắn

⇒ Bài ca dao phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín dị đoan lừa lọc người khác để kiếm tiền, cũng phê phán những người ít hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, tin vào những điều phản khoa học.

3. Bài 3

- Ý nghĩa tượng trưng của các con vật trong bài ca dao:

+ Con cò: người nông dân

+ Cà cuống: những kẻ có thế lực, tai to mặt lớn

+ Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ

+ Chim chích: những anh mõ làng

⇒ Mỗi con vật tượng trưng cho một hạng người trong xã hội xưa, làm cho nội dung châm biếm, phê phán trở nên sâu sắc, kín đáo

- Khung cảnh đám ma như một đám rước hội, là dịp để mọi người đánh chén, tụ hội, chia chác om sòm

⇒ Cảnh tượng mang giá trị tố cáo

⇒ Bài ca phê phán thủ tục ma chay rườm rà, làm khổ thêm người nông dân trong xã hội cũ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Giang
03/03/2022 20:06:52
+4đ tặng

I. Mở bài

- Trong ca dao, bên cạnh những bài thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương, đất nước... còn có những bài hát than thân.

- Ngoài nội dung than trách số phận khổ sở, bất hạnh, những câu hát đó còn chứa đựng ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến đầy áp bức, bất công.

- Sau đây là một số câu hát tiêu biểu.

II. Thân bài

+ Câu thứ nhất: Nước non lận đận một mình... cho gầy cò con?

- Hình ảnh con cò mang ý nghĩa tượng trưng thường xuất hiện trong ca dao.

- Người nông dân lam lũ, vất vả... hay mượn hình ảnh con cò để diễn tả về thân phận nhỏ bé, khổ cực của mình.

- Nghệ thuật đối rất chỉnh (Nước non: gợi không gian mênh mông >< lận đận một mình: thân cò nhỏ bé, cô độc, lủi thủi kiếm miếng ăn. Thân cò: yếu đuối >< lên thác xuống ghềnh bấy nay: chịu đựng cuộc sống gian nan, khó nhọc).

- Câu hỏi tu từ: Ai làm cho bể kia đầy; Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? => âm hưởng ngậm ngùi, đau xót pha lẫn oán trách, căm giận. Cò con đã cam chịu số kiếp bé mọn, hẩm hiu, vậy mà vẫn bị những kẻ độc ác, bất nhân cố tình đẩy vào cảnh bể đầy, ao cạn khiến cho cuộc sống càng cơ cực, khổ sở.

- Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị hiện lên thấp thoáng sau từng câu, từng chữ, từng hình ảnh. Nội dung câu hát mang ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội rất cao.


+ Câu thứ hai: Thương thay thân phận con tằm... có người nào nghe?

- Là một loạt hình ảnh so sánh giữa thân phận thấp kém của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến, con chim...

- Từ cảm thán Thương thay lặp lại ở đầu câu tạo âm hưởng ngậm ngùi, chua xót, mang nỗi sầu thân phận hẩm hiu, bất hạnh.

- Điệp ngữ: kiếm ăn được mấy và từ phải nhấn mạnh ý cuộc sống của người nghèo quá lầm than, cơ cực.

- Hình ảnh chim bay mỏi cánh, cuốc kêu ra máu và các câu hỏi tu từ biết ngày nào thôi? Có người nào nghe? Đặc tả thân phận lênh đênh, đầy tủi hờn, oan ức giữa xã hội phong kiến bất công, ngang trái...

+ Câu thứ ba: Thân em như trái bần trôi...

- Phản ánh số phận lênh đênh khốn khổ của người phụ nữ nghèo trong xã hội cũ.

- Hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi có sức gợi cảm lớn. Cây bần mọc ven sông, rạch, trái rụng trôi theo dòng nước. Giữa hình ảnh trái bần trôi chịu bao gió dập sóng dồi với số phận hoàn toàn phụ thuộc, bị tước mất quyền tự do, quyền làm chủ bản thân của người phụ nữ nghèo có những nét giống nhau.

- Ý nghĩa tố cáo: Xã hội phong kiến với nhiều áp bức, bất công... luôn tìm cách ràng buộc, nhấn chìm vai trò của người phụ nữ.

III. Kết bài

- Những câu hát than thân giờ đã lùi vào dĩ vãng.

- Cách mạng đã giải phóng con người, đem lại quyền tự do, bình đẳng cho người phụ nữ trong xã hội.

- Đọc những câu hát than thân, chúng ta càng thấm thía nỗi khổ của ông bà, cha mẹ ngày xưa, càng hiểu thêm giá trị cuộc sống tốt đẹp ngày nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư