Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích nguyên lí

giải thích nguyên lí : Tại sao phải bảo vệ thiên địch của sâu bệnh
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
129
1
0
Vy
05/03/2022 07:13:19
+5đ tặng
Thiên địch có vai trò rất quan trọng trong canh tác hữu cơ cũng như đảm bảo cân bằng sinh thái. Các loài thiên địch giúp nhà nông tiêu diệt sâu bệnh hại cây trồng, đảm bảo an toàn đối với môi trường tự nhiên, đặc biệt là trong môi trường farmstay

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hà Tiến
05/03/2022 07:13:36
+4đ tặng

     Muốn phòng trừ các loại dịch hại cây trồng (sâu, bệnh, cỏ dại, chuột, ốc bươu vàng...) trên đồng ruộng, vườn cây có kết quả cao, người ta phải áp dụng một cách đồng bộ và hợp lý nhiều biện pháp trong quy trình quán lý dịch hại tổng hợp (IPM) như biện pháp giống, biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học (dùng thuốc BVTV)...

      Trong biện pháp sinh học để phòng trừ dịch hại (ở đây chúng ta lấy thí dụ dịch hại đó là sâu hại chẳng hạn) thì ngoài việc sản xuất những chế phẩm vi sinh vật phun xịt lên cây trồng để diệt trừ sâu hại, hoặc nuôi nhân ong ký sinh rồi thả ra đồng ruộng, vườn cây để chủng ký sinh diệt sâu hại… người ta còn lợi dụng một số loài sinh vật đang có sẵn trong tự nhiên để tiêu diệt sâu hại, khống chế mức độ gây hại của chúng ở mức không có ý nghĩa về mặt kinh tế. Trong thuật ngữ chuyên môn người ta gọi những sinh vật này là thiên địch hay những kẻ thù tự nhiên của dịch hại trên đồng ruộng. Vì chúng giúp bà con nông dân khống chế sự phát triển của dịch hại, nên có người còn gọi chúng là: ''những người bạn của nông dân" như các bạn đã nghe. Còn chúng là ai thì chúng tôi xin nêu ra đây một thí dụ về thiên địch của sâu hại để các bạn thấy rõ vấn đề. Với sâu hại thiên địch của chúng gồm có nhóm bắt mồi ăn thịt, nhóm chân đốt ký sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh và các đối tượng ký sinh khác: trong nhóm bắt mồi ăn thịt có một số loại như nhện ăn thịt Lycosa, nhện linh miêu Oxyopes, nhện nhẩy, nhện lùn, nhện lưới, nhện chân dài, bọ rùa đỏ, bọ rùa tám chấm, bọ cánh cứng ba khoang, bọ xít nước, bọ xít mù xanh, bọ xít nước gọng vó, chuồn chuồn kim... Những loài này chuyên săn lùng những loại bọ rầy, bướm và sâu non của sâu đục thân, sâu xanh ăn lá lúa… để ăn thịt (một con nhện Lycosa trưởng thành mỗi ngày có thể ăn từ 5-15 con rầy nâu).

      Nhóm chân đốt ký sinh có thể ký sinh trứng, sâu non, nhộng hoặc con trưởng thành của những loài sâu rầy hại lúa, thí dụ như ong đen, ong xanh ký sinh trứng sâu đục thân, ong đen ký sinh trứng bọ xít, một số loại ong ký sinh trứng rầy, ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá nhỏ… làm cho những sâu hại này bị chết.

      Ngoài ra còn một số loài nấm, vi khuẩn, virus chuyên gây bệnh cho sâu, rầy trên đồng ruộng, hoặc trong vườn cây.

      Có một điều cần phải nói thêm là so với sâu hại thiên địch hay "những người bạn của nông dân chúng ta" rất dễ chết bởi thuốc trừ sâu, vì thế mỗi khi phun xịt thuốc (nhất là những loại thuốc có phổ tác động rộng) nhiều khi chưa đủ để diệt sâu hại thì những người bạn của chúng ta đã bị tiêu diệt, hoặc suy yếu, không còn đủ sức săn bắt, ký sinh tiêu diệt sâu hại giúp bà con nông dân nữa. Một khi đội quân "tình nguyện" tiêu diệt sâu hại này không còn hoặc bị suy yếu thì sâu rầy rất dễ bùng phát thành dịch gây hại nặng cho cây trồng. Chính vì thế trong công tác quản lý dịch hại tổng hợp hiện nay, các nhà chuyên môn thường khuyên bà con nông dân phải hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và phải sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng để bảo vệ thiên địch - "những người bạn của nông dân chúng ta" trên đồng ruộng, vườn cây

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×